THÁCH THỨC:

Một phần của tài liệu Cơ Hội và Thách Thức Cho Việt Nam Trong Hiệp Định Việt Nam ASEAN (Trang 30)

CHƯƠNG IV: NHỮNG THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP

THÁCH THỨC:

vẹn lãnh thổ, sự lựa chọn định hướng chính trị, vai trò của nhà nước... Đã xuất hiện những mưu đồ lấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước để hạ thấp chủ quyền quốc gia; lấy một thị trường không biên giới để phủ nhận tính bất khả xâm phạm của toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; lấy các thiết chế quốc tế làm mô hình siêu nhà nước đứng trên các nhà nước quốc gia, áp đặt các giá trị dân chủ và nhân quyền phương Tây trong quan hệ quốc tế, đưa ra thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền"... Hội nhập quốc tế đối với nước ta rõ ràng không thể tách rời cuộc đấu tranh chống "diễn biến hoà bình" của các thế lực chống đối trên nhiều lĩnh vực.

Có thể nói, hội nhập quốc tế ở nước ta là một quá trình với cơ hội và thách thức đan xen tồn tại dưới dạng tiềm năng và có thể chuyển hoá lẫn nhau. Cơ hội và thách thức chỉ trở thành hiện thực trong những điều kiện cụ thể, mà ở đó vai trò của nhân tố chủ quan có tính quyết định rất lớn, trước hết đó là hiệu quả hoạt động lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước và tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết của toàn dân tộc. Thực tế đã chứng tỏ việc kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là sự lựa chọn đúng đắn, tất yếu đối với nước ta trong bối cảnh toàn cầu hoá sôi động hiện nay. Những thành tựu quan trọng giành được trong quá trình hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế là cơ sở để đất nước ta vững bước trên đường hội nhập và phát triển, sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công, hướng tới mục tiêu chiến lược dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

THÁCH THỨC:

Bước đầu gia nhập ASEAN và kể cả sau này nữa, nó không chỉ đem lại những lợi ích mà còn đặt nước ta trước nhiều thách thức. Nếu chúng ta không có nhiều biện pháp ứng phó tố thì sự thua thiệt về kinh tế và xã hội có thể là rất lớn, Ngược lại, nếu chúng ta có chiến

luợc thông minh, chính sách khôn khéo sẽ hạn chế đựơc thua thiệt, giành được lợi ích nhiều hơn cho đất nước.

Để thực hiện đựơc mục tiêu của Nghị Quyết Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX (2001) đề ra là trở thành nuớc công nghiệp. Chúng ta cần phải phấn đấu vượt qua một số trở ngại, thách thức sau đây trong tiến trình hội nhập ASEAN nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung:

Nguy cơ tụt hậu:

Sự tồn tại một hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật của nền sản xuất xã hội còn nhiều lạc hậu, bao gồm cả những vấn đề còn rất nan giải như hệ thống máy móc, thiết bị bị chủ yếu là ở các thế hệ cũ, hệ thống giao thong – dịch vụ tài chính ngân hang… cùng với quá trình đô thị hóa tuy đã khá hơn nhiều so với trước song vẫn còn khấp khểnh chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển bền vững ở nước ta.

Năng lực cạnh tranh còn thấp, chậm được cải thiện.

Do các nước trong khu vực ASEAn có nền văn hóa tương đồng nhau nên có nhiều sản phẩm khác nhau.

Theo đánh giá của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (WEF) xét về các chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế, Việt Nam xếp thứ 48/53 nước được xem xét năm 1999, 60/75 nước năm 2001 và 65/80 năm 2002.

Năng lực quản lý doanh nghiệp còn yếu. Nhiều doanh nghiệp Nhà Nước tồn tại được là do có sự bải hộ, trợ cấp của Nhà Nước. Tỷ lệ doanh nghiệp Nhà Nước làm ăn thua lỗ còn lớn. Xét về tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa như giá cả, chất lượng, mạng lưới tổ chức tiêu thụ và uy tín doanh nghiệp thì sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn thua kém hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Trình đô lao động còn thấp và hiện tượng “ chảy máu chất xám”

Tuy những năm gần đây Việt Nam đã phát triển 1 cách vượt bậc nhưng vẫn còn đó những hạn chế, bất cập về nguồn nhân lực trình độ cao trước yêu cầu của hội nhập quốc tế và khu vực.

Trong các kỳ thi Olympic quốc tế, Việt Nam đã giành được nhiều huy chương vàng, bạc, đồng… Điều đó chứng tỏ nước ta có rất nhiều nhân tài nhưng vì chúng ta chưa có chính xác đào tạo, thu hút nhân tài cụ thể nên đã xảy ra hiện tượng “ chảy máu chất xám” ; những người có trình độ đã bị các công ty nước ngoài thu hút về làm việc còn các công ty của chúng ta vẫn chưa thuyết phục được họ.

Khi mở cửa hội nhập thì nển văn hóa Phương Tây xâm nhập vào Việt Nam càng nhiều, ảnh hưởng vào nước ta dưới nhiều dạng hình thức khác nhau, các loại hình văn hóa phẩm đồi trụy lôi kéo, dụ dỗ người dân vào con đường lệch lạc trong cách sống, dẩn đến dễ bị tha hóa, biến chất thành những con người ích kỷ, thực dụng nên gây ra nhiều tệ nạn xã hội hòng chống phá chế độ Xã Hội Chủ nghĩa, đường lối đúng đắn của Đảng, của Nhà nước ta.

Bên cạnh việc hội nhập thì Việt Nam phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là môi trường hành chính quốc gia, tập trung đầy nhanh quá trình hoàn thiện kinh tế thị trường, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho các nhà đầu tư; nỗ lực đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao để đáp ứng nhu cầu phát triển không chỉ cho đất nước mà cho các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam

Ngoài ra còn những khó khăn, thách thức khác là tình trạng môi trường thiên nhiên ngày càng xấu hơn, thiên tai, dịch bệnh do đó ngày càng gia tăng mạnh, chủ nghĩa khủng bố vẫn đang là hiểm họa lớn nhất của thế giới không riêng gì Việt Nam… Những vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp giải quyết triệt để, nếu không thì nguy cơ Việt Nam sẽ trở thành bãi rác của Thế giới…

GIẢI PHÁP:

Đối với Nhà Nước:

Tăng cường đối thoại và hợp tác nhằm đối phó về các vấn đề chính trị- an ninh để nâng cao hiểu biết và tin cậy giữa các quốc gia.; đẩy mạnh việc xây dựng các chuẩn mực và quy tắc ứng xử trong quan hệ giữa các nước

Để tận dụng được những cơ hội thu hút đầu tư từ các nước khác, Việt Nam cần phải tiếp tục cải thiện một cách đồng bộ và toàn diện môi trường đầu tư, tiếp tục cá nỗ lực tự do hóa nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn.

Điều chỉnh nền kinh tế của mình theo hướng mở cửa, giảm và hơn nữa là tháo gỡ các rào cản thương mại làm cho việc trao đổi, giao lưu hàng hóa và lưu thong các nhân tố sản xuất ngày càng thuận lợi hơn.

Nhà nước cần có sự tham khảo ý kiến đóng góp của các Doanh Nghiệp nhằm tránh tình trạng các chính sách lien tục gây nên sự xáo trộn về kế hoạch sản xuất của các Doanh Nghiệp.

Nhà Nước cần có biện pháp cân đối lại nguồn thu ngân sách để bù đắp lại phần thiếu hụt do cắt giảm thuế nhập khẩu.

Ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân phát triển sẽ có thể tạo ra một khả năng cạnh tranh lớn cho hàng hóa Việt Nam cả về chất lượng và mẫu mã.

Cần chú trọng xây dựng các biện pháp phi thuế quan tinh vi hơn như các biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh, về nhãn hiệu hàng hóa, về chất lượng sản phẩm và có định hướng theo chính sách bảo hộ sản xuất trong nước.

Đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu, giảm thiểu mọi rắc rối về vấn đề thủ tục trong quan hệ thương mại của VN với các nước.

Cần có kế hoạch và lịch trình cắt giảm cho từng mặt hàng. Cần đặt mục tiêu thực hiện kế hoạch giảm thuế đối với những ngành có lợi thế so sánh trước mắt và đối với những ngành có lợi thế so sánh tiềm năng.

Giữ nguyên mức thuế nhập khẩu đối với các nước ngoài ASEAN tạo ra sự chênh lệch giữa các nước ASEAN với các nước ngoài ASEAN, kích thích nước ngoài đầu tư vào ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.

Một phần của tài liệu Cơ Hội và Thách Thức Cho Việt Nam Trong Hiệp Định Việt Nam ASEAN (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w