Hệ giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa trên thị trường trong nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa cao cấp VERTU của Công ty CP đầu tư XNK Thuận Phát trên thị trường trong nước.DOC (Trang 32 - 36)

- Ống luồn dây điện, cáp điện

2.3.Hệ giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa trên thị trường trong nước.

trường trong nước.

Thách thức lớn nhất của ngành nhựa nói chung hiện nay là nguồn cung nguyên liệu 80-90% từ nước ngoài. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ những tháng cuối năm 2008 đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 khác xa với khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1997. Khủng hoảng năm 1997, Việt Nam ít bị ảnh hưởng thậm chí là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mua lại máy móc, thiết bị sản xuất của doanh nghiệp các nước lân cận với giá rẻ. Còn khủng hoảng lần này, doanh nghiệp trong nước bị tác động mạnh do chúng ta đã hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu.

Hầu hết các doanh nghiệp nhựa phải phải nhập khầu nguyên liệu. Nhiều doanh nghiệp lo ngại vì ngành nhựa phụ thuộc tới khoảng 80 – 90% nguyên liệu nhập nhất là trong khi nền kinh tế thế giới cũng đang nhiều biến động. Chi phí nguyên liệu lại chiếm 70-80% giá thành sản phẩm nên việc biến động tỷ giá hối đoái đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ năm 2008 đến nay, doanh nghiệp phải gồng mình hứng chịu nhiều đợt tăng giá nguyên liệu đã tác động không nhỏ đến công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hơn 11 tháng năm 2009, doanh nghiệp đã nhập đã nhập hơn 80.000 tấn nguyên liệu nhựa, với tổng giá trị gần 100tr USD. Vào thời điểm đó, hầu như các doanh nghiệp nhựa đều phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm nhân công (trung bình toàn ngành 10%), siết chặt quản lý... Thậm chí một số doanh nghiệp buộc phải phá sản do không lường trước được giá nguyên liệu biến động quá mạnh, có lúc tăng lên 2.000 USD/tấn xuống rồi giảm xuống còn 800 USD/tấn. Gía thành sản xuất của ngành ống nhựa cũng bị biến động theo sự biến động của giá cả nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là sự biến động về giá của 2 loại nguyên liệu được sử dụng nhiều trong sản xuất là PP và PE với mức tăng trung b.nh là 13,7%. Mặt khác, giá nhập khẩu các chủng loại nguyên liệu nhựa luôn có sự biến động theo sự biến động của giá dầu trên thế giới. Sự tăng mạnh của giá nguyên liệu năm 2009 so với năm 2008 (tăng trung b.nh 144 USD/tấn) đã tạo sức ép lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nhựa. Quá trình này

kéo dài và doanh nghiệp không có biện pháp khắc phục như dự trữ trước nguyên liệu sẽ phải chịu những ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Có một thời điểm ngắn cuối năm 2008, công ty nhựa Thuận Phát cũng đã rơi vào cảnh giá nguyên liệu làm giá thành sản phẩm tăng cao, giá bán cũ không bù đắp được chi phí sản xuất, buộc công ty phải tăng giá bán sản phẩm. Và với những dự án đã kí kết trước thời điểm đó, việc tăng giá bán sẽ trở lên cực kì khó khăn. Tăng giá có thể bù đắp chi phí trước mắt nhưng về lâu dài ít nhiều ảnh hưởng đến mối quan hệ của công ty và các đối tác, bạn hàng tin cậy. Và tuy thời điểm đó không kéo dài nhưng xét một cách toàn diện sự phụ thuộc về nguyên liệu rõ ràng tác động rất lớn đến công ty.

Sự phụ thuộc tương đối nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu làm các doanh nghiệp bị động trong sản xuất, kinh doanh. Đó cũng là nguyên nhân làm giá bán sản phẩm ống nhựa trong nước giảm tính cạnh tranh so với sản phẩm nhập khẩu của một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ. Theo thống kê, nhìn chung giá bán ống nhựa của các doanh nghiệp Việt Nam cao hơn của Trung Quốc, Ấn Độ 10%-15% và hết năm 2009, các doanh nghiệp nhựa đã phải nhập khẩu tới hơn 2,3 triệu tấn nguyên liệu.

Xuất phát từ các thực trạng trên, ban lãnh đạo công ty đã đưa ra giải pháp tăng tỉ lệ nội địa hóa cho sản phẩm. Những năm mới sản xuất, nguyên liệu của công ty nhập khẩu 100%, năm 2008 công ty đã nhập khẩu 95% nguyên liệu, 5% còn lại là hạt nhựa nguyên sinh của công ty nhựa Đồng Nai, năm 2009 tỉ lệ này đã tăng lên 12%. Với giá thành rẻ hơn khoảng 30% nhưng chất lượng hoàn toàn đạt tiêu chuẩn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được một phần chi phí đầu vào. Tuy con số đó còn nhỏ nhưng cũng là thành quả cố gắng của lãnh đạo và bộ phận nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm trong công ty. Năm 2010, mục tiêu công ty sẽ tăng tỉ lệ nội địa hóa cho sản phẩm lên 20%. Ước tính sẽ làm giảm 10% tổng chi phí và làm giảm giá thành đáng kể.

Chúng ta đều biết rằng sử dụng nguyên liệu nhập khẩu là một hạn chế rất lớn của ngành nhựa nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Nhất là khi giá nguyên liệu tăng, giá xăng dầu liên tục tăng làm chi phí vận chuyển tăng cao đã tác động khá mạnh đến chi phí chung của ngành nhựa. Giải pháp tăng tỉ lệ nội địa hóa cho sản phẩm chỉ phần nào làm giảm chi phí sản xuất, sử dụng định mức & tiết kiệm nguyên vật liệu cũng là một yêu cầu cấp thiết đặt ra nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Song, làm thế nào để nhanh chóng giảm được tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu, giảm tỷ lệ phế liệu phát sinh trong sản xuất các sản phẩm nhựa và tăng cường tận dụng triệt để những sản phẩm tái chế lại là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp.

Nhận thức được yêu cầu đó, công ty Thuận Phát đã tiến hành xây dựng các định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất. Việc xây dựng các định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, việc xây dựng các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật… được coi là phương tiện có hiệu quả nhất để bảo đảm nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm sản xuất kinh doanh phát triển nhịp nhàng, cân đối và tiết kiệm cho công ty. Nó vừa là chỉ tiêu, là yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị sản xuất kinh doanh, vừa là các căn cứ để tổ chức sản xuất kinh doanh, vừa là mục tiêu cần phải đạt được trong sản xuất của từng người công nhân và của cả nhà máy. Bên cạnh đó, quá trình tạo bột từ những sản phẩm nhựa và đưa bột nhựa tái chế trở lại quy trình sản xuất theo một tỷ lệ nhất định cũng góp phần đảm bảo những tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm. Đó cũng chính là những tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá đối với sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Ngoài ra, công nghệ tiên tiến nhập khẩu từ các nước phát triển trên thế giới đã cho phép công ty tăng cường khả năng sản xuất, tiết kiệm tối đa nguyên, nhiên liệu và giảm các khoản phát sinh trong sản xuất như điện năng tiêu hao, nhân công... Đầu tư vào lĩnh vực công nghệ không chỉ tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt mà nó thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

2.3.3. Sử dụng các nguyên liệu tái chế.

Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, mặt trái của nó cũng đang từng ngày từng giờ tác động ngược trở lại con người. Khi mà môi trường ngày càng ô nhiễm,

trong đó các sản phẩm nhựa phế liệu cũng là một nguyên nhân thì vấn đề bảo vệ môi trường trở thành trách nhiệm không chỉ của các cơ quan chức năng. Các doanh nghiệp ngoài mục tiêu kinh tế, phải có những mục tiêu mang tính xã hội. Vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, chất thải nhựa đang được cae xã hội quan tâm, nhưng chưa có giải pháp nào thực sự hữu hiệu. Đến thời điểm này, biện pháp cơ bản nhất là tái sử dụng- tái chế, trong đó tái chế nhựa được xem là khả thi nhất.

Nguồn phế liệu nhựa trong nước rất dồi dào nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng được. Nguyên nhân là do hệ thống thu gom nhỏ lẻ, không tập trung, phế liệu hầu như không được xử lý và phân loại theo đúng quy cách, công nghệ lạc hậu. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, hiện giá nhập hạt nhựa PET khoảng 1.300 USD/tấn, nếu tái sinh được từ chính nguồn phế liệu thì giá thành sẽ giảm được gần 30%. Tuy nhiên, là một doanh nghiệp sản xuất ống nhựa, công ty chỉ có thể tích cực nghiên cứu đưa sản xuất, sử dụng các nguyên liệu tái chế vì mục đích kinh tế, mục đích xã hội nhưng việc tạo ra nguồn nguyên liệu ấy lại phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách phát triển của nhà nước, vào các doanh nghiệp tái chế nhựa. Đó là khó khăn lớn nhất hiện nay mà bản thân doanh nghiệp không thể tự giải quyết được

Ngoài ra, đối với nhiều khách hàng khó tính như Mỹ, Nhật Bản... họ còn yêu cầu sản phẩm nhựa xuất khẩu phải sử dụng tối thiểu 10%. Trong tương lai, nhận thức đó sẽ càng trở lên phổ biến hơn đối với các quốc gia đang phát triển. Giải pháp sử dụng nguyên liệu tái chế không chỉ làm giảm chi phí giá thành mà còn làm sản phẩm thân thiện hơn với môi trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa cao cấp VERTU của Công ty CP đầu tư XNK Thuận Phát trên thị trường trong nước.DOC (Trang 32 - 36)