MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN TIỀM ẨN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP (Trang 30 - 34)

TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM

3.1. NHỮNG THUẬN LỢI CỦA VIỆC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ỞVIỆT NAM VIỆT NAM

- Là nước triển khai hình thức Bảo hiểm thất nghiệp sau nhiều nước trên thế giới, rõ ràng Việt Nam có cơ hội rút ra bài học kinh nghiệm của những nước đi trước, đặc biệt là những nước có điều kiện kinh tế có nét tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc và Philippines. Từ đó chắt lọc những ưu điểm, khắc phục nhược điểm, từ đó biến đổi và ứng dụng linh hoạt vào điều kiện riêng của Việt Nam. Qua đó, tiết kiệm được công sức và tiền của của Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người sử dụng lao động cũng như người lao động.

- Chúng ta có một loạt các điều kiện tạo đà cho việc triển khai trong thực tế chế độ Bảo hiểm thất nghiệp như:

+ Nền kinh tế Việt Nam, so với các nước trên thế giới thậm chí trong khu vực còn rất nghèo, nhưng đã có những bước tiến đáng kể sau hơn 20 năm đổi mới. Đây là điều kiện cần để thực hiện bất kỳ một chế độ bảo hiểm nào.

+ Thị trường lao động đang hình thành và phát triển nhanh chóng.

+ Luật pháp lao động và Bảo hiểm xã hội, tuy chưa thật hoàn thiện nhưng đã kịp thời đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

+ Chính phủ hết sức quan tâm đến vấn đề hạn chế thất nghiệp. Ngoài các biện pháp tình thế đối với lao động mất việc làm trong các doanh nghiệp quốc doanh, Nhà nước còn dành một khoản tiền lớn từ ngân sách để cho vay hỗ trợ việc làm với lãi suất ưu đãi, cùng với các nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất khác, hàng năm đã giải quyết được trên một triệu người có việc làm mới. Đồng thời Đảng và Nhà nước có chủ trương xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Chủ chương đó được ghi trong Nghị quyết Trung ương 7 khoá VII của Đảng cộng sản Việt Nam. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng và trong Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có nêu: “Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động thất nghiệp”. Gần đây Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ghi rõ: “Khẩn trương bổ sung chính sách bảo hiểm xã hội, ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng đóng góp”. Chủ trương này của Đảng đã được kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa X thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật lao động, trong đó” Chính phủ qui định cụ thể điều kiện và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, việc thành lập quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp” (Điều 140).

+ Cuối cùng, ta có thuận lợi cơ bản, mà ít nước có là: Trước khi có Bảo hiểm thất nghiệp, đã có Quỹ và Chương trình việc làm quốc gia; có hệ thống các Trung tâm dịch vụ việc làm trong cả nước. Mà theo kinh nghiệm của các nước thì đây là 2 điều kiện quan trọng để áp dụng chế độ Bảo hiểm thất nghiệp ở một quốc gia.

3.2. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA VIỆC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ỞVIỆT NAM VIỆT NAM

3.2.1. Đối với người lao động.

Cái lợi thì rất rõ, song không phải người lao động nào cũng có được cái nhìn dài hạn để đồng tình với chính sách này. Có một thực tế: chỉ khi nào phải nằm viện điều trị dài ngày với khoản chi phí tương đối lớn, người ta mới nghĩ đến sự cần thiết của cái thẻ bảo hiểm y tế và cũng tương tự, chỉ khi nào đứng trước nguy cơ mất việc làm cao, người lao động mới

muốn đóng bảo hiểm thất nghiệp. Thế nhưng, đối với những lao động phổ thông, trình độ thấp (nhóm dễ bị mất việc), việc nhận diện nguy cơ thất nghiệp thường không dễ dàng. Hơn thế, bởi thu nhập cũng thấp tương ứng với trình độ lao động nên họ thường chỉ nhìn thấy cái thiệt trước mắt là sẽ mất đi một phần trong thu nhập mà không thấy được cái lợi lâu dài. Nhất là với nguy cơ bị mất việc làm, điều mà không phải ai cũng sẽ phải trải qua. Trên thực tế, lao động thuộc những ngành bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ như: chế biến thủy sản, dệt may, da giày… và những lao động có trình độ tay nghề thấp sẽ có nguy cơ mất việc làm cao và sẽ rất cần đến chế độ bảo hiểm thất nghiệp nhằm bảo đảm cho họ nguồn thu nhập nhất định trong thời gian đi tìm việc làm mới, được đổi nghề nếu ngành nghề cũ hết chỗ làm. Thế nhưng, theo Luật Bảo hiểm xã hội, chỉ những lao động có hợp đồng lao động (hoặc hợp đồng công việc) từ 1 năm trở lên mới được tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Quy định này có lợi cho cơ quan quản lý trong việc theo dõi lao động, song vô tình đã loại những lao động mùa vụ, những người có nguy cơ thất nghiệp cao ra khỏi đối tượng được tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3.2.2. Đối với chủ sử dụng lao động. Mục tiêu cuối cùng của họ là lợi nhuận. Vì vậy, cho

dù chỉ với tỷ lệ 1% tổng quỹ lương, song số tiền mà doanh nghiệp phải chi thêm do sử dụng lao động cũng sẽ tăng lên làm giảm lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, chi phí cho nhân lực thực hiện nhiệm vụ này cũng là điều khiến các doanh nghiệp không mấy mặn mà.

3.2.3. Đối với nhà nước: Bảo hiểm thất nghiệp là một bộ phận của chính sách Bảo hiểm xã

hội, nhưng loại hình bảo hiểm này có một số đặc thù riêng, rất khó quản lý, trong đó nổi bật nhất là:

- Đối tượng của Bảo hiểm thất nghiệp không thể tính toán được, cũng không thể dự toán chính xác được như các loại Bảo hiểm xã hội khác, vì một người lao động có thể hôm nay có việc làm, nhưng ngày mai bị thất nghiệp, do thay đổi cơ cấu sản xuất, thay đổi công nghệ…Lao động làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau, việc quản lý quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp rất khó khăn, vì thực tế ở các nước đã có nhiều người lao động tìm được việc làm, có thu nhập, nhưng vẫn nhận được trợ cấp thất nghiệp. Đặc biệt ở các nước có thành phần phi kết cấu lớn như Việt Nam thì việc quản lý này còn phức tạp hơn nhiều.

- Hệ thống tổ chức Bảo hiểm thất nghiệp: Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa đưa ra quy định tổ chức bảo hiểm thất nghiệp sẽ là cơ quan cụ thể nào.

Ý kiến thứ nhất cho rằng, công việc này nên giao cho các cơ quan giới thiệu việc làm vì theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, đây là nơi người lao động thường lui tới để tìm kiếm thông tin việc làm. Theo lý thuyết, trung tâm sẽ lợi thế trong việc thu thập thông tin về thất nghiệp, tổ chức tư vấn học nghề và giới thiệu việc làm, do đó có khả năng làm tốt chức năng của một tổ chức bảo hiểm thất nghiệp.Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hệ thống các trung tâm ở Việt Nam đều đang hoạt động kém hiệu quả do trình độ chuyên môn của cán bộ còn yếu kém. Mặc dù chức năng chính của các trung tâm này là tư vấn dạy nghề, giới thiệu việc làm, song thực tế cái “chính” lại trở thành “phụ”, bởi theo quy định, dịch vụ này không được thu tiền của người lao động nên không tạo ra nguồn thu. Các trung tâm thường lao vào việc dạy nghề, vốn không phải là lĩnh vực “sở trường” của mình để rồi “bỏ lơi” nhiệm vụ chính. Hơn thế, thay vì được quản lý bởi một hệ thống, các trung tâm lại được mở ra ở nhiều bộ, ngành, tổ chức khác nhau, như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh… khiến hệ thống này hoạt động không đồng nhất, hiệu quả phân tán. Đây cũng chính là nguyên nhân mối quan ngại của cơ quan quản lý nhà nước, nếu lựa chọn hệ thống trung tâm làm đầu mối trực tiếp thực hiện quản lý số lượng người thất nghiệp và tổ chức chi trả bảo hiểm thất nghiệp.

Theo một hướng tiếp cận khác, có ý kiến lại cho rằng, nên giao công việc này cho hệ thống bảo hiểm xã hội bởi cơ quan này đã có sẵn “chân rết” đến tận cấp xã, phường. Việc quản lý thu chi bảo hiểm sẽ hiệu quả hơn vì đã có kinh nghiệm quản lý một cách nhuần nhuyễn những chế độ khác như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Đồng thời, đây cũng là cách để tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp bởi chỉ cần đến một cơ quan là hoàn thành thủ tục của tất cả các chế độ bảo hiểm. Song, điểm đáng lo ngại là cơ quan bảo hiểm xã hội lại không có các chức năng bảo đảm thực hiện các chế độ khác không kém quan trọng của bảo hiểm thất nghiệp là: tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức dạy nghề cho người lao động để tăng cao khả năng tái tìm được việc làm sau khi thất nghiệp.

- Nguy cơ trốn đóng bảo hiểm: Một điểm đáng quan tâm khác khi triển khai chế độ bảo hiểm thất nghiệp là việc thu - đóng. Nhiều người quan ngại rằng, liệu bảo hiểm thất nghiệp có thoát khỏi “vết xe đổ” của bảo hiểm xã hội và quỹ dự phòng mất việc làm (hình thức sơ khai của bảo hiểm thất nghiệp)? Theo thống kê, cho đến nay, chỉ ở một vài doanh nghiệp làm ăn phát đạt mới hình thành Quỹ dự phòng mất việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động, con số nhỏ chỉ đếm trên đầu ngón tay trong số hàng trăm ngàn doanh nghiệp đang hoạt động. Còn việc trốn đóng bảo hiểm xã hội thì vẫn đang diễn ra hằng năm với những

con số ngày càng tăng không chỉ ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn ở cả doanh nghiệp nhà nước.

Việc đóng góp nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với công nhân không thể chỉ kêu gọi lòng tốt bởi mục tiêu cuối cùng của họ là lợi nhuận. Vì vậy, cho dù chỉ với tỷ lệ 1% tổng quỹ lương, song số tiền mà doanh nghiệp phải chi thêm do sử dụng lao động cũng sẽ tăng lên làm giảm lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, chi phí cho nhân lực thực hiện nhiệm vụ này cũng là điều khiến các doanh nghiệp không mấy mặn mà, thậm chí lẩn tránh với bảo hiểm thất nghiệp. Vì vậy, chế tài xử lý sẽ là điều đặc biệt quan trọng. Nhưng, phải tiếp tục xử lý hiệu quả trước sức ép việc làm lớn như hiện nay để các chế tài được thực thi một cách thống nhất, đồng bộ và cụ thể, nếu không sẽ đặt xã hội đứng trước nguy cơ đẩy những người thất nghiệp vào tình trạng bất ổn, vô hình trung làm trầm trọng hóa tình trạng khinh nhờn “kỷ cương phép nước” ở các đơn vị sử dụng lao động. Đó phải là quyết tâm của tất cả chúng ta, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên con đường bảo đảm công bằng cho người lao động trong điều kiện hiện nay.

3.2. NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN TRÊN

Trong tầm hiểu biết của mình, em xin được đưa ra một số đề xuất nhằm khắc phục nhũng khó khăn đã nêu ở trên trong quá trình thực hiện chế độ Bảo hiểm thất nghiệp, để từ đó nâng cao được hiệu quả của chế độ này.

- Các chế tài xử lý phải được thực thi một cách thống nhất, đồng bộ và cụ thể, nếu không sẽ đặt xã hội đứng trước nguy có đẩy những người thất nghiệp vào tình trạng bất ổn, làm trầm trọng thêm tình trạng coi thường luật pháp ở các đơn vị sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP (Trang 30 - 34)