TRƯỜNG DU LỊCH NHÂN VĂN CHO
3.3.2. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
Ngành du lịch không những là ngành kinh tế còn là tiếng nói của một dân tộc.
- Ngay khi vừa bước vào giảng đường, sinh viên được xác định mục tiêu định hướng, để học chuyên sâu chuyên ngành.
- Đối với doanh nghiêp, khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ bằng cách hỗ trợ về kinh phí và tạo điều kiện về thời gian. Nên tiến hành các cuộc điều tra, phân loại trình độ nghiệp vụ, đánh giá tay nghề công chức trong ngành.. Đặc biệt là HDV thường xuyên bồi bổ kiến thức về văn hóa, kiến thức lịch sử, văn hóa, xã hội, khảo cổ, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống…
- Các cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên tổ chức các hội thi nâng cao trình độ cho HDV thành phố chuyên đề về du lịch văn hóa. Các hội thi này sẽ tạo cơ hội và môi trường nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như những kinh nghiệm kiến thức cần thiết trong chuyên môn.
- Sở Du lịch có thể tư vấn đề xuất UBND Tp. Hồ Chí Minh và các cơ quan hữu quan khác thành lập một trường đại học đào tạo bằng ngoại ngữ hiếm
- Hợp tác đào tạo với một số trường du lịch quốc tế danh tiếng như Singapore institute Commerce(Singapore), học viện Chaleene (Thái Lan)….mở các khoa du lịch, trường du lịch trên địa bàn thành phố.
- Mở các cuộc thi tìm kiếm HDV am hiểu sâu sắc về du lịch văn hóa thành phố và có những chương trình học bổng cụ thể nhằm khuyến khích phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho môi trường du lịch văn hóa TP. Hồ Chí Minh.
- Thành lâp câu lạc bộ du lịch thành phố có sự tham gia của các doanh nghiệp, đại diện các trường đại học, cao đẳng, nghiệp vụ du lịch và sở du lịch thành phố, nhằm trao đổi những thông tin vướng mắc trong vấn đề đào tạo, quản lý nguồn lao động, từ đó Sở du lịch đưa ra những kiến nghị Thành phố, các ban nghành có liên quan giải