100 từ phổ biến nhất:

Một phần của tài liệu Phương Pháp Cải Thiện Trí Nhớ (Good) (Trang 25 - 26)

Trong quyển “Sử dụng trí nhớ của bạn”, Tony Buzan đã chỉ ra rằng hầu như ngôn ngữ nào cũng có 100 từ phổ biến, những từ này tuy ít nhưng chiếm tới 50% số lượng từ dùng trong đàm thoại thông thường. Học 100 từ phổ biến sẽ giúp bạn tiến một đoạn dài trong việc luyện kĩ năng nói, mặc dù đây vẫn chỉ là một mức độ cơ sở. 100 từ cơ bản được sử dụng trong đàm thoại tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác được nêu dưới đây:

Tóm lược:

3 cách để học ngoại ngữ trong bài này có thể rất hiệu quả nếu bạn sử dụng chúng thành thạo. Chúng giúp chỉ ra:

- Những từ quan trọng nhất phải học.

- Làm thế nào để liên kết những từ trong tiếng mẹ đẻ của bạn với các từ nước ngoài, và - Làm thế nào tạo ra những cấu trúc giúp đại diện giúp bạn nhớ ngôn ngữ đang học thông qua việc sử dụng những hình ảnh gắn với một thị trấn.

II. Làm thế nào để nhớ thông tin cho một kì thi?

Những phương pháp cần dùng:

• Phương pháp số/vần • Phương pháp số/hình dạng • Phương pháp bảng chữ cái • Phương pháp hành trình

• Các bản đồ khái niệm hoặc các bản đồ kí ức

Sử dụng những phương pháp:

Một trong những cách rất hiệu quả trong việc lập cấu trúc cho thông tin cần ghi nhớ là vẽ ra một bản đồ khái niệm hoặc bản đồ kí ức về một vấn đề, bản đồ này phải đầy đủ và được mã hóa theo nhóm. Điều này giúp bạn quan sát cấu trúc tổng thể của chủ đề và cho bạn biết những sự liên kết giữa các phần của thông tin. Một bản đồ khái niệm tốt chính là một công cụ giúp ghi nhớ hiệu quả.

Vấn đề với phương pháp trên là việc bạn có thể quên mất nhãn của 1 hay vài đoạn thẳng nào đó trên bản đồ khái niệm. Một phương pháp đáng tin cậy hơn là lấy bản đồ khái niệm của bạn, viết nó ra thành 1 danh sách được đánh số gồm những ý quan trọng, sau đó bạn có thể sử dụng một trong những phương pháp chốt (xem những đường dẫn ở trên) để nhớ những ý trong danh sách. Bạn cũng có thể dùng phương pháp hành trình cho những danh sách dài.

Bằng việc kết hợp những ý trong danh sách với một phương pháp chốt hay một hành trình bạn sẽ có thể kiểm tra xem liệu mình có nhớ lại đầy đủ các thông tin được lưu trữ trong công cụ không. Những sự việc phụ trợ có thể được mã hóa và kết hợp thành những hình ảnh hay những công cụ ghi nhớ cấp thấp bằng cách sử dụng các phương pháp chốt hoặc phương pháp hành trình. Như một sự lựa chọn, bạn cũng có thể gắn một cách lỏng lẻo những sự việc đã được mã hóa này vào thông tin cần nhớ.

Như vậy, việc nhớ lại toàn bộ những thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi trở thành một việc đơn giản là rà soát những công cụ ghi nhớ đã được mã hóa. Khi tiến hành, bạn hãy viết ra những ý chính phù hợp với câu hỏi, sau đó áp dụng các công cụ ghi nhớ cấp thấp để chi tiết hóa thông tin cũng như chú giải những mối quan hệ và những sự liên kết của các sự việc xuất hiện trong phần trả lời của mình. Việc này đảm bảo rằng bạn sẽ có được tất cả mọi thông tin có sẵn và lập ra được một dàn ý tốt.

Hết,

Chúc các bạn có thể áp dụng hiệu quả các phương pháp trên và thành công trong cuộc sống!

Một phần của tài liệu Phương Pháp Cải Thiện Trí Nhớ (Good) (Trang 25 - 26)