Tính toán xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng trồng mỡ (manglietia conifera) tại xã chu hương, huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 25)

Dựa trên kết quả điều tra ô tiêu chuẩn chúng tôi thực hiện tính toán xử lý số liệu như sau:

Đánh giá đặc điểm cấu trúc rừng

- Xác định tổng tiết diện ngang thân cây gỗ, đường kính và chiều cao trung bình được tính theo các công thức:

2 1 2 2 (cm /ha) n i i D x G S π =    ÷   = ∑ ; 1 n i i D D n = = ∑ ; 1 n i i H H n = = ∑

- Mật độ: Mật độ cho biết số lượng cá thể trung bình của loài nghiên cứu trên mỗi ô tiêu chuẩn được tính theo công thức sau đây:

N n x10.000

S

= (cây/ha) Trong đó:

+ n: Tổng số cá thể của loài trong các OTC, + S: Tổng diện tích các OTC (ha).

- Xác định trữ lượng theo công thức sau : M=(G x ΣVi)/Σgi

Trong đó: + G : Tổng tiết diện ngang thân cây gỗ. + gi : Tiết diện thân.

+ Vi : thể tích thực và được xác định : Vi = Gi*H*f Với: H: chiều cao vút ngọn.

f: hình số (0.45).

Tính toán lượng các bon tích lũy trên mặt đất

Lượng sinh khối khô trên mặt đất được tính bằng tổng lượng sinh khối khô của cây gỗ (W), sinh khối khô của cây bụi thảm tươi và sinh khối khô của lớp vật rụng, thảm mục. Cụ thể, theo công thức:

DWTrên mặt đất = Wcâygỗ+Wcây bụi+Wvật rơi rụng (tấn/ha)

Trong đó: DWTrên mặt đất – Lượng sinh khối khô trên mặt đất (tấn/ha); Wcây gỗ – Lượng sinh khối khô của tầng cây gỗ (tấn/ha); Wcây bụi -Lượng sinh khối khô của tầng cây bụi, thảm tươi (tấn/ha); Wvật rơi rụng - Lượng sinh khối khô của tầng vật rụng, gỗ chết và thảm mục (tấn/ha).

Theo IPCC (2003), lượng các bon tích lũy phần trên mặt đất trong các trạng thái lớp phủ thực vật bao gồm: các bon tích lũy trong thảm thực vật (cây gỗ, cây bụi, thảm tươi) và gỗ chết, vật rụng, thảm mục. Lượng các bon tích lũy được tính dựa trên tổng sinh khối trên mặt đất của thảm thực vật và được tính theo công thức:

WC= c * DWTrên mặt đất (tấnC/ha)

Trong đó: WC - Lượng các bon tích lũy trong sinh khối (tấn/ha); DWTrên mặt đất– Lượng sinh khối khô trên mặt đất (tấn/ha); c là hệ số chuyển đổi từ sinh khối sang lượng các bon.

Tính lượng các bon tích lũy trung bình theo thời gian

Trong nghiên cứu này, thông tin về tích lũy các bon ở các loại hình sử dụng đất sẽ được sử dụng để tính toán lượng các bon tích lũy trung bình theo thời gian.

(3.4)

Các bon tích lũy trung bình theo thời gian được tính theo công thức (Hairiah K. và cs., 2011):

Cta=(Ic x Tf)/2 (3.6)

Trong đó: Cta (tấn C/ha) là lượng các bon tích lũy trung bình theo thời gian; Ic = Cs/Tf (tấn C/ha/năm); Tf là tuổi (năm) của rừng cho đến khi đo mẫu; Cs (tấn/ha) là lượng các bon tích lũy tại thời điểm đo mẫu.

Quy đổi lượng CO2 tương đương

Theo IPCC (2003) lượng CO2 tương đương được tính thông qua lượng các bon tích lũy được tính theo công thức:

2 3.67 W

CO eq C

N = x (tấn/ha) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: N CO2 eq là lượng CO2 tương đương (tấn/ha); WC là lượng các bon (C) tích lũy (tấn/ha); 3,67 là hệ số quy đổi từ lượng C tích lũy sang lượng CO2 tương đương.

PHẦN 4. KẾT QUẢ DỰ KIẾN VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

4.1. Kết quả dự kiến

4.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và lịch sử rừng trồng Mỡ tại xã Chu Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

4.1.2. Đặc điểm cấu trúc rừng trồng Mỡ tại xã Chu Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

4.1.3. Lượng các bon tích lũy trên mặt đất tại xã Chu Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

4.1.4. Năng lực hấp thu CO2 của rừng trồng Mỡ tại xã Chu Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

4.1.5. Lượng hóa giá trị môi trường của rừng trồng Mỡ tại xã Chu Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

4.1.6. Đề xuất các giải pháp

4.2. Kế hoạch thực hiện

STT Nội dung Thời gian Địa điểm thực hiện

1 Xây dựng đề cương 4-6/2014 Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên 2 Đọc tài liệu, xây dựng biểu điều tra 7-8/2014 Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên 3 Thu thập, phân tích số liệu 9/2014 - 3/2015 Xã Chu Hương - huyện Ba Bể- tỉnh Bắc Kạn 4 Xử lý số liệu 4-5/2015 Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên 5 Hoàn thiện luận văn 6-7/2015 Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người xây dựng đề cương

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Các Quyết định của Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn và UBND tỉnh Đăk Nông về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc và tỉnh Đăk Nông của các năm: 2004, 2005, 2006, 2007, 2008.

2. Phạm Xuân Hoàn (2005), Cơ chế phát triển sạch và cơ hội thương mại Carbon trong lâm nghiệp. Nxb Nông nghiệp.

3. Bảo Huy (2009), Phương pháp nghiên cứu ước tính trữ lượng các bon của rừng tự nhiên làm cơ sở tính toán lượng CO2 phát thải từ suy thoái và mất rừng ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ NN & PTNT số 1/2009.

4. Bảo Huy (2009), Ước lượng năng lực hấp thụ CO2 của Bời lời đỏ (Litsea glutinosa) trong mô hình Nông Lâm kết hợp Bời lời đỏ - sắn ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai – Tây Nguyên, Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu nông lâm kết hợp thế giới (ICRAF) và Mạng lưới giáo dục Nông lâm kết hợp Đông Nam Á (SEANAFE).

5. Nguyễn Văn Mạn (2000), Bài giảng lâm nghiệp xã hội, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

6. Ngô Đình Quế và cộng sự (2010). Khả năng hấp thụ CO2 của một số loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Tiếng Anh

7. Bao Huy, Pham Tuan Anh, 2008. Estimating CO2 sequestration in natural broad-leaved evergreen forests in Vietnam. Asia-Pacific Agroforestry Newsletter. APANews, No.32 May 2008. ISSN 0859-9742. FAO, SEANAFE. p7 – 10.

8. Esteve Corbera (2005): Bringing development into Carbon forestry market: Challenges and outcome of small – scale Carbon forestryactivities in Mexico. Carbon Forestry, Center for International Forestry Research, CIFOR. 9. IUCN (12/2007) Climate change briefing. Forests and livelihoods. Reducing

emissions from deforestation and ecosystem degradation (REDD)

10. Joyotee Smith and Sara J. Scherr (2002): Forest Carbon and Local Livelohhods. Assessment of Opportunities and Policy Recommendations. CIFOR Occasional Paper No.37.

11. Patrick Van Laake and other, 2008. Forest biomass assessment in support of REDD by indigenous people and local communities. International Institute for Geo-information Science and Earth Observation (ITC).

12. Roger M. Gifford, 2000. Carbon contents of above – ground. Greenhouse Office, Australian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của rừng trồng mỡ (manglietia conifera) tại xã chu hương, huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 25)