Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam là một định chế tài chính của Nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các chính sách tín dụng theo chỉ định của Chính phủ nhằm hỗ trợ chính sách phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia, luôn gắn liền với xoá đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội khác. Vì vậy, Ngân hàng Chính sách xã hội có những vai trò chủ yếu sau:
Thứ nhất, NHCSXH có vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện
chính sách xoá đói giảm nghèo, giảm bớt chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng, các miền, từng bước thực hiện công bằng xã hội thông qua việc cung cấp tín dụng ưu đãi, tạo việc làm, nâng cao thu nhập đối với những người nghèo, vùng gặp khó khăn, góp phần giữ vững ổn định tình hình chính trị – xã hội trong nước.
Ngoài ra, NHCSXH tăng cường đa dạng hoá việc huy động các nguồn lực cho giảm nghèo; thực hiện chính sách xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo… Phấn đấu không còn tình trạng hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo; giảm chênh lệch thu nhập giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư; khắc phục tình trạng dễ bị tổn thương của người nghèo và giảm tỷ lệ tái nghèo.
Giảm bất bình đẳng về giới, nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội, bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, tăng cường vai trò xung kích của thanh niên trong phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo.
Với việc triển khai nhiệm vụ cho vay chính sách đối với các đối tượng là hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế… ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…, NHCSXH sẽ là một tác nhân tích cực, một công cụ hữu hiệu để Chính phủ thực hiện mục tiêu này.
Thứ hai, NHCSXH tham gia vào việc giải phóng và phát triển mạnh
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.
NHCSXH khai thác và huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế để đầu tư cho vay các chương trình chỉ định của Chính phủ. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp và hợp tác xã ở những vùng nghèo, vùng khó khăn tiếp cận với vốn tín dụng của ngân hàng để phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế của vùng.
Thông qua việc tập trung cung cấp tín dụng chính sách cho các đối tượng: nông dân, thợ thủ công, doanh nghiệp… ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khuyến nông, NHCSXH góp phần đa dạng hoá và nâng cao hiệu quả, sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; nâng cao năng suất và chất lượng trong các sản phẩm nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Góp phần nâng cao mức sống của nông dân bằng cách cho vay để tạo thêm việc làm trong khu vực nông thôn, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã, phát triển thị trường tài chính, tín dụng và bảo hiểm ở nông thôn.
Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân.
NHCSXH tham gia thực hiện mục tiêu này bằng cách tham gia đổi mới căn bản phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng phù hợp với cơ chế thị trường, đặc biệt là các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách thông qua các dự án, chương trình đầu tư theo chỉ định của Chính phủ hay của các nhà tài trợ quốc tế như: chương trình nước sạch, điện sinh hoạt…
Thứ ba, NHCSXH hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo nâng cao chất
Với việc không ngừng đổi mới, hoàn thiện và đẩy mạnh phương thức và quy mô cho vay giáo dục đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn, NHCSXH gián tiếp góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, mở rộng quy mô giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, thực hiện công bằng xã hội và bình đẳng giới trong giáo dục…
Thông qua việc cho vay HSSV, thông tin dạy nghề và cho vay tạo việc làm theo các chương trình chỉ định chung của Chính phủ cũng như các chương trình, dự án riêng của từng địa phương hay theo yêu cầu của các nhà tài trợ, các dự án hợp tác với các tổ chức chính trị-xã hội, NHCSXH góp phần nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần, đảm bảo cơ cấu dân số; tạo thêm nhiều việc làm mới cho xã hội nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn lao động…
Thứ tư, NHCSXH tham gia tích cực vào thực hiện chính sách tiền tệ
của Ngân hàng Nhà nước.
Tham gia kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng, kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá để ổn định kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở ngày càng hoàn thiện hoạt động tín dụng chính sách xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường năng lực tài chính theo một chiến lược phát triển bền vững về mặt tài chính, NHCSXH sẽ phải là một thực thể không thể thiếu được trong chương trình cải tổ hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia vững mạnh, tiềm lực và quy mô tài chính được tăng cường, an ninh tài chính được đảm bảo thông qua việc đề xuất xây dựng và hoàn thiện một cơ chế tài chính minh bạch, rõ ràng và tự chủ cho Ngân hàng nhằm một mặt sử dụng có hiệu quả hoạt động nguồn tài chính dành cho Ngân hàng, mặt khác ngày càng giảm dần gánh nặng ngân sách của Nhà nước.
2.2.Các hoạt động chính của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Cũng giống như các Tổ chức tín dụng khác, hoạt động chính của NHCSXH bao gồm các hoạt động về huy động vốn, sử dụng vốn, hoạt động đối ngoại và quản lý dự án, hoạt động dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và một số dịch vụ khác. Tuy nhiên, là Ngân hàng có nhiệm vụ mục tiêu là cho vay các đối tượng chính sách, hoạt động chính của NHCSXH có đặc điểm khác với các tổ chức tín dụng khác.
2.2.1.Hoạt động huy động vốn
Với đặc thù là một ngân hàng chính sách, NHCSXH nhận được nhiều hỗ trợ từ Chính phủ, chính quyền địa phương, ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và các ngân hàng thương mại với cam kết cung cấp vốn cho các chương trình cho vay hiện tại của NHCSXH. Tuy nhiên NHCSXH đã bắt đầu huy động vốn tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm của khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân. Nguồn vốn của NHCSXH bao gồm: vốn từ ngân sách nhà nước; vốn huy động; vốn vay (vay Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc, vay nước ngoài); vốn nhận uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Đặc điểm chính của nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và vốn huy động: -Vốn từ ngân sách Nhà nước bao gồm: Vốn điều lệ; Vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương để cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định, không phải trả lãi.
- Vốn huy động: NHCSXH thực hiện huy động vốn theo các hình thức: +Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
+ Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; +Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
Hàng năm NHCSXH căn cứ kế hoạch tín dụng chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo và tạo việc làm để kế hoạch hoá các nguồn vốn huy động báo cáo Bộ Tài chính xem xét phê duyệt.
Việc huy động các nguồn vốn trong nước với lãi suất thị trường để cho vay phải đảm bảo nguyên tắc:
+ Chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp. Lãi suất huy động vốn không được vượt quá mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các Ngân hàng thương mại Nhà nước trên cùng địa bàn. Trường hợp phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, vay vốn của tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội, lãi suất do Bộ Tài chính quy định.
+ Nhận tiền gửi của các Tổ chức tín dụng Nhà nước: Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách đã quy định: Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước. Việc thay đổi tỷ lệ duy trì số dư tiền gửi nói trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trả lãi bằng lãi suất tính trên cơ sở bình quân lãi suất huy động các nguồn vốn hàng năm của tổ chức tín dụng cộng (+) phí huy động hợp lý do hai bên thoả thuận.
Trong những năm đầu hoạt động NHCSXH thực hiện mục tiêu cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính phủ với lãi suất ưu đãi, nên NHCSXH được ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý. Cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý là do có sự chênh lệch giữa lãi suất đầu vào với lãi suất đầu ra, nên NHCSXH không tự bù đắp được chi phí.
Kết quả hoạt động huy động vốn của NHCSXH
Bảng 2.1: Nguồn vốn và cơ cấu vốn của NHCSXH
Đơn vị: Tỷ đồng Cơ cấu vốn 2004 2005 2006 2007 Số Tiền Tỷ lệ Số Tiền Tỷ lệ Số Tiên Tỷ lệ Số Tiền Tỷ lệ a. Vốn từ Ngân sách Nhà nước 4.877 31% 5.977 30% 7.953 31% 9.731 27% Trong đó: - Vốn điều lệ 2.315 15 % 3.197 16 % 4.788 19 % 5.988 17 % b. Vốn huy động 8.093 52% 11.288 56% 14.137 56% 14.330 39.7%
Trong đó: -Tiền gửi 2% 4.051 26% 4.696 23 % 5.940 23 % 8.019 22 %
c. Vốn vay 1.664 11% 1.715 8.5% 1.709 7% 9.733 27% Trong đó:- Vay NHNN 1.661 11% 1.641 8 % 1.621 6 % 4.821 13 % d. Vốn nhận tài trợ uỷ thác đầu tư 720 5% 927 5% 1.095 4% 1.266 3.5% e. Vốn khác 175 1% 312 2% 517 2% 992 2.8% TỔNG NGUỒN VỐN 15.529 100% 20.219 100% 25.411 100% 36.052 100%
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHCSXH)
Qua bảng 2.1 cho thấy, Tổng nguồn vốn của NHCSXH liên tục tăng trưởng qua các năm mặc dù có sự biến động lớn trên thị trường do có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng.
Nguồn vốn của NHCSXH tăng chủ yếu từ bốn nguồn: Vốn huy động, vốn vay, vốn từ ngân sách nhà nước, vốn nhận tài trợ uỷ thác đầu tư.
-Vốn huy động: Nguồn tiền gửi 2% năm 2007 là 8.019 tỷ đồng, tăng 2.079 tỷ đồng so với năm 2006 và tăng 3.323 tỷ đồng so với năm 2005. Nguồn tiền gửi, tiền vay các tổ chức tín dụng khác năm 2006 tăng 1.613 tỷ đồng so với năm 2005, năm 2005 tăng 645 tỷ đồng so với năm 2004. Nguồn vốn này tuy lãi suất cao nhưng ổn định và đóng vai trò quan trọng
của nguồn tiền gửi. Năm 2005 NHCSXH phát hành thành công 30 tỷ đồng trái phiếu, góp phần đa dạng hơn nguồn vốn huy động.
Nguồn tiền gửi của khách hàng cá nhân chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động do NHCSXH chưa tham gia hệ thống thanh toán liên hàng lên chưa thu hút được khách hàng mở tài khoản thanh toán, một nguyên nhân khác nữa là mức lãi suất tiết kiệm chưa hấp dẫn và linh hoạt như các Ngân hàng thương mại khác.
-Vốn từ Ngân sách nhà nước: Vốn điều lệ năm 2007 là 5.988 tỷ đồng, tăng 1.200 tỷ so với năm 2006 và tăng 2.791 tỷ đồng so với năm 2005. Như vậy so với vốn điều lệ quy định 5.000 tỷ đồng, Nhà nước đã cấp tăng 988 tỷ đồng.
-Vốn vay NHNN: Năm 2007 là 4.821 tỷ đồng, tăng 3.200 tỷ đồng so với năm 2006 và tăng 3.180 tỷ đồng so với năm 2005. Như vậy trong năm 2007 NHNN đã cho vay 3.200 tỷ đồng vốn hỗ trợ thực hiện tín dụng chính sách, điều này thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với NHCSXH. Năm 2007 NHCSXH cũng nhận vốn tạm ứng tồn ngân từ kho bạc là 4.500 tỷ đồng, trong đó 2.000 tỷ để cho vay HSSV.
- Nguồn vốn nhận tài trợ uỷ thác đầu tư : Năm 2007 đạt 1.266 tỷ đồng, tăng 171 tỷ đồng so với năm 2006 và tăng 339 tỷ đồng so với năm 2005. Điều này thể hiện sự tin tưởng của các dự án nước ngoài và Uỷ ban nhân dân các cấp đã chuyển vốn cho NHCSXH để cho vay các đối tượng chính sách .
Đến 31/12/2007 tổng nguồn vốn của NHCSXH là 36.052 tỷ đồng, tăng 10.641 tỷ đồng so với năm 2006, tăng 20.523 tỷ đồng gấp 2,3 lần so với năm 2004. Do có nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn vay với lãi suất thấp và vốn hỗ trợ từ các địa phương tăng hàng năm, mặc dù nguồn vốn huy động trên thị trường với lãi suất cao tăng 10.184 tỷ đồng so với
nguồn vốn trước khi NHCSXH đi vào hoạt động, nhưng riêng năm 2007 chỉ tăng 208 tỷ đồng. Và tỷ trọng nguồn vốn lãi suất cao đã giảm từ 59% năm 2002 xuống còn 40% năm 2007, năm 2007 nguồn vốn không phải trả lãi và lãi suất thấp chiếm 57,5 % tổng nguồn vốn, đồng thời trong năm 2007 đã giảm đáng kể về cấp bù ngân sách Nhà nước
Nguồn vốn của NHCSXH từ khi thành lập đến nay liên tục tăng trưởng đã góp phần hoàn thành tốt mục tiêu về tăng trưởng tín dụng.