mướn lao động.
Chúng ta phát triển KTTT trong thời kỳ quá độ tức là chấp nhận tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trong đó có thành phần TBCN, chấp nhận các hình thức sở hữu và kinh doanh có thuê mướn lao động và có bóc lột sức lao động. Trong khi đó, mục tiêu lâu dài của cách mạng XHCN là xoá bỏ bóc lột. Ơ đây, một số mối quan hệ có mâu thuẫn cần được nghiên cứu và giải quyết thoả đáng, đó là mối
quan hệ giữa các lợi ích: lợi ích của người lao động và lợi ích thuê mướn lao động.
Không có cơ sở để khẳng định rằng, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, hinh thức kinh doanh có thuê mướn lao động sẽ ngày càng giảm đi. Cũng là sai lầm nếu cho rằng, cỉ có thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế hợp tác xã là phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thay thế dần các thành phần kinh tế còn lại. Trên thức tế thì không phải vậy, tất cả cácc thành phần kinh tế đều phát triển theo một định hướng duy nhất: định hướng XHCN. Cùng với sự trưởng thành của CNXH, các thành phần có thuê mướn lao động sẽ giảm dần mức độ bóc lột của nó. Tất nhiên, điều này chỉ có thể hoàn toàn được thực hiện được khi có sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước XHCN, sự chủ đạo của các thành phần kinh tế nhà nước, sự lớn mạnh của thành phần kinh tế hợp tác.
Trong việc giải quyết mối quan hệ có mâu thuẫn giữa lợi ích người thuê mướn lao động và người lao động làm thuê cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa các lợi ích, nếu mâu thuẫn này không được giải quyết thoả đáng thì nó sẽ kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế.
Nhà nước, bằng hệ thống pháp luật và hệ thống chính sách về kinh tế, xã hội của mình, vừa khuyến khích lợi ích chính đáng và tính tích cực, sáng tạo của những nhà kinh doanh, vừa hạn chế được sự bóc lột và những tiêu cực trong hoạt động kinh doanh. Nhà nước thông qua nguồn thuế thu được và các khoản đóng góp khác từ các cơ sở kinh doanh mà mở rộng, phát triển các chương trình xã hội. Tuy nhiên, sự điều tiết thu nhập thông qua các chính sách thuế, nếu không được thực hiện một cách hợp lý sẽ có tác động tiêu cực đến lợi ích đầu tư , gây ảnh hưởng không nhỏ cho hoạt động kinh doanh.
C. KẾT LUẬN
Qua nội dung ngắn gọn của bài tiểu luận, chắc hẳn cũng cho chúng ta thấy phần nào thực trạng của nền kinh tế nước ta hiện nay. Mặc dù bước vào đổi mới từ năm 1986, cho đến nay, sau 15 năm đã thu được nhiều thắng lợi to lớn. Nhưng đứng trước sự phát triển của nhân loại, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng cố gắng phấn đấu phát triển toàn diện hơn về mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là về kinh tế. ĂngGhen nói: “ Sự phát triển của chính trị, luật pháp, triết học, tôn
giáo, văn học nghệ thuật, đều dựa trên cơ sở phát triển kinh tế ”.
Kinh tế thị trường - với mặt trái của nó là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để giảm bớt những tiêu cực, những mâu thuẫn xung quanh vấn đề phát triển nền kinh tế thị trường, thì sự quản lý của Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng, sự điều tiết của Nhà nước thể hiện ở các mặt sau:
Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các cá nhân, các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế hoạt động.
Nhà nước tạo môi trường kinh tế – xã hội ổn định bằng cách xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và kết cấu hạ tầng xã hội.
Nhà nước soạn thảo kế hoạch, quy hoạch, các chương trình phát triển kinh tế -
xã hội và ban hành các chính sách để hướng các chủ thể thị trường thực hiện các
kế hoạch, quy hoạch và chương trình ấy thông qua các chính sách tài chính tiền tệ, sử dụng các đòn bẩy kinh tế như: ưu đãi về thuế, về lãi suất cho vay cho những ai đầu tư vào lĩnh vực mà nhà nước khuyến khích.
Như vậy, có thể nói rằng mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một đường lối thể hiện sự sáng suốt của Đảng. Chúng ta đang đi trên con đường mà Đảng chọn, và chúng ta tin rằng con đường đó sẽ mang đến một cuộc sống văn minh, hạnh phúc.