(theo L.A Strokin

Một phần của tài liệu Hải dương học đại cương, phần 1 các quá trình vật lý (Trang 117)

a) Các giá trị cực đại quan sát thấy ở bắc bán cầu tại những vùng có tương phản lớn giữa nhiệt độ nước và nhiệt độ không khí. Trong đó vai trò quan trọng hơn thường không thuộc về nhiệt độ mặt đại dương, mà là nhiệt độ của các khí đoàn từ những vùng lục địa hoặc từ thủy vực Bắc Băng Dương đi tới. Thí dụ, ở biển Grinlan, bên trên hải lưu lạnh Đông Grinlan dòng hiện nhiệt đạt tới 90 W/m2. Ngoài ra, nhận thấy những ổ giá trị Φ cao ở những vùng hoạt động của Gơnstrim và Kurosyo, những nơi này cũng liên quan mật thiết với các khí đoàn lục địa lạnh tiến ra đại dương vào mùa đông. Tuy nhiên trên phần lớn mặt Đại dương Thế giới, đặc biệt ở các vĩ độ nhiệt đới và cận xích đạo, trao đổi nhiệt rối không lớn.

Φ

Trong các tính toán số, đặc biệt liên quan tới nghiên cứu tương tác vĩ mô đại dương và khí quyển, người ta thường hay xét lượng mất nhiệt tổng cộng - tổng của các dòng LEΦ. Chính là trên các bản đồ lượng mất nhiệt tổng cộng của thời kì mùa đông biểu lộ rất rõ sự phân hóa không gian trong phân bố của đại lượng này và nổi lên các đới tích cực năng lượng đại dương tập trng trước hết ở hệ thống các hải lưu nóng. Thí dụ, trong hệ thống Gơnstrim, người ta thường phân biệt ba đới tích cực năng lượng: đới Bermuđa nằm phía nam mũi Gatteras giữa châu Mỹ và quần đảo Bermuđa, đới Niuphơnlan và đới Na Uy. Những năm gần đây người ta đặc biệt chú ý nghiên cứu các đới tích cực năng lượng do vai trò then chốt của chúng trong sự hình thành các dao động hạn ngắn của khí hậu hành tinh.

Biến trình trong năm của các dòng nhiệt hiện và ẩn được gây nên bởi những biến đổi mùa của lượng hụt nhiệt độ và độ ẩm trong lớp sát mặt nước. Theo đó, ở các vĩ độ trung bình và cao, biến trình năm LEΦ thể hiện rất rõ, trong khi ở các vĩ độ thấp (đặc biệt trong Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương) nó biểu lộ yếu. Các giá trị dòng nhiệt hiên và ẩn cực đại nhận thấy vào mùa đông, còn giá trị cực tiểu - mùa hè. Điều này được thấy trực quan trên hình 5.5, ở đó thể hiện biến trình năm của các dòng LEΦ lấy trung bình theo bán cầu đối với từng đại dương. Như chúng ta mong đợi, ở nam bán cầu biến trình năm thể hiện yếu hơn nhiều so với ở bắc bán cầu. Ngoại trừ Ấn Độ Dương, phần phía bắc của nó nằm trong đới tác động của gió mùa

Ấn Độ Dương. Chính là vào thời kì mùa hè mất nhiệt do bốc hơi ở đây đạt cực đại.

5.5. Khái nim v chu trình thy văn

Sự quay vòng của nước trong tự nhiên (chu trình thủy văn) là một quá trình liên tục tuần hoàn và biến đổi trữ lượng nước dưới tất cả các dạng của nó trong phạm vi thủy quyển của Trái Đất. Vì thủy quyển là lớp vỏ nước di động thống nhất của hành tinh, tức tất cả các dạng nước tự nhiên nằm trong đại dương, khí quyển, thạch quyển và băng quyển, cho nên từ đây trở nên dễ hiểu sự phức tạp của vấn đề nghiên cứu chu trình thủy văn; vấn đề này một mặt vượt ra khỏi khuôn khổ của từng bộ môn khoa học riêng lẻ, nhưng mặt khác lại là sợi dây kết nối giữa chúng.

Chu trình thủy văn có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành khí hậu hành tinh, nó quyết định những qui mô dao động khí hậu, bắt đầu từ các dao động vi mô và kết thúc bằng các đại băng hà. Nghiên cứu chu trình thủy văn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Khó có thể kể ra một loại nước tự nhiên nào đó (có thể là ngoại trừ những tảng băng hà bị vùi phủ) mà không mang trong mình dấu tích hoạt động của con người. Hơn nữa, tác động nhân sinh lên môi trường tự nhiên và trước hết là hoạt động sản xuất, rất thường hay phá vỡ chế độ tự nhiên của các đối tượng nước theo hướng không mong đợi.

Tình trạng đặc biệt nặng nề đã xảy ra đối với nước lục địa, sự ô nhiễm nước ở một số vùng đã tới mức tàn khốc. Chỉ cần nói rằng Vônga - một thủy vực sông lớn nhất ở châu Âu, thực chất đã trở thành một vùng thảm họa sinh thái. Tình hình đối với những bồn nước lớn như biển Kaspi, biển Azov, biển Baltic, hồ Lađôga cũng không khá hơn là mấy.

Ngoài ra, sự ô nhiễm Đại dương Thế giới bởi các sản phầm dầu đang diễn ra với qui mô càng ngày càng lớn, có thể rất ảnh hưởng tới diễn biến của quá trình bốc hơi, và do đó, tới toàn bộ chu trình thủy văn.

Mô hình toán học của chu trình thủy văn là phương trình cân bằng nước

thể hiện định luật vạn năng bảo toàn vật chất và trong trường hợp tổng quát nhất có thể diễn đạt dưới dạng biểu thức (5.6). Khác với cân bằng nhiệt của hệ thống Trái Đất - khí quyển, thủy quyển có thể xem là một hệ thống kín, trong giai đoạn phát triển hiện nay thực tế không trao đổi nước với vũ trụ cũng như với lòng đất. Điều này có nghĩa rằng

const

0 VcVlVa

Một phần của tài liệu Hải dương học đại cương, phần 1 các quá trình vật lý (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)