Loại hình:

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường du lịch Cù Lao An Bình Tỉnh Vĩnh Long (Trang 47)

Đinh, nhà chữ nhị, phổ biến nhất là kiểu nhà ba gian hai chái kết hợp với các kiến trúc Pháp đã tạo nên nét đặc trƣng trong lòng khách du lịch.

Phần lớn các gia đình cƣ ngụ trên cù lao An Bình là các nhà Nho, công chức, giáo viên hƣu trí. Nếp sống của họ tạo nên con ngƣời chất phát, cần kiệm, dễ hòa hợp, hiếu khách.

Trong nhà, tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ của ngƣời Việt là đậm nét nhất. Do đó, “một không gian thờ tự” là nơi hết sức trang trọng: chạm khắc thành một bảng đƣợc sơn son thếp vàng đặt trên một cái tran treo trên cao hoặc có nhà thì có 3 bao lam chạm trổ sơn son thếp vàng (hoặc cẩn xà cừ) với câu đối gắn trên thân cột…

48

Sinh hoạt văn hóa

Cuộc sống sinh hoạt văn hóa của ngƣời dân Cù lao tạo ấn tƣợng cho khách tham quan: đám cƣới trên sông; các loại hình đám tiệc làng quê; các loại thuyền chài, lƣới; các loại hình đánh bắt thủy sản; hình thức truyền thống lúa nƣớc; làm rẫy, chợ nổi, các trò chơi giải trí dân gian: ngắm trăng, thả diều, câu cá, bơi thuyền, đờn ca tài tử, chèo xuồng, diễn tuồng, hát bội, thả diều, đi cầu khỉ, đập nồi và nhiều trò chơi dân giả khác …

Lễ hội

Lễ hội tại Vĩnh Long rất phong phú, diễn ra rải rác quanh năm tại các đình, chùa, miếu… Nhƣng hầu hết chúng đều tập trung tại thành phố Vĩnh Long và các khu vực lân cận: Lễ hội lăng ông Thống Chế Điều Bát ở Trà Ôn (ngày 3,4/1 âm lịch), xuân tế ở Văn Thánh miếu (TPVL, ngày 2/2 âm lịch), vía ông ở Thất Phủ miếu (13/5 âm lịch)….

Ở Vĩnh Long, ngƣời Khơmer tuy chiếm tỷ lệ ít nhƣng nơi đây vẫn mang đậm truyền thống văn hóa, lễ hội ngƣời Khơmer: lễ Cholchnamthmay (ngày 13/4 dƣơng lịch), lễ Dolta (29/8 – 1/9 âm lịch), lễ Okombok (15/10 âm lịch)…

Ẩm thực

Các món ăn thể hiện bản chất bình dị mang đậm chất miền Tây nhƣng không kém phần hấp dẫn với các món: cá phèn thƣờng nấu mẳn hoặc muối sả ớt chiên hay các loại cá dùng để nấu canh chua: cá basa, cá bông lau, cá chẽm…cá lóc nƣớng trui, cá tai tƣợng chiên xù cuốn bánh tráng, cá linh kho rim với mía, gỏi cuốn ốc dừa, bánh xèo…

Về trái cây, Vĩnh Long nổi tiếng với bƣởi Năm roi Bình Minh, cam sành Tam Bình, chôm chôm Mỹ Hòa…

Về thức uống, ngƣời dân luôn chú ý đến yếu tố “mát” nhƣ dừa xiêm, rau má, nƣớc rễ cây, mủ trôm hay mủ gòn…

2.2.4. Các loại hình du lịch tại Cù lao An Bình

Với tài nguyên du lịch vốn có, cù lao An Bình đang khai thác các loại hình du lịch sau :

49

- Du lịch sinh thái: bao gồm các loại hình du lịch sông nƣớc, du lịch văn hóa truyền thống.

- Du lịch sông nƣớc miệt vƣờn: lợi thế hệ thống sông ngòi chằn chịt, đan xen lẫn nhau giữa vùng sông nƣớc mênh mông là điều kiện thuận lợi để du lịch cù lao An Bình phát triển loại hình du lịch này với các hình thức: đi xuồng hoặc tàu du lịch tham quan kênh rạch, tát mƣơng bắt cá…

- Du lịch Homestay: đây là loại hình du lịch chính đang đƣợc khai thác tại Cù lao với các chƣơng trình: một ngày làm nông dân (tát mƣơng bắt cá, gặt lúa, trồng cây, tự tay làm các món ăn truyền thống của ngƣời Việt) .

- Du lịch văn hóa: các di tích lịch sử văn hóa với các đình, chùa, nhà thờ mang những sắc thái đặc trƣng của một vùng đất đa tôn giáo. Tuy nhiên, hiện nay loại hình du lịch này chƣa đƣợc phát triển nhiều, chủ yếu là các hãng lữ hành tự khai thác, tự đƣa khách du lịch đến tham quan, đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng tâm linh của khách du lịch.

Ngoài ra, tại cù lao An Bình còn có các loại hình du lịch sau:

- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí.

- Du lịch MICE : đƣợc tổ chức tại Khu du lịch trang trại Vinh Sang với các hội nghị, hội thảo nhằm phát triển du lịch sinh thái miệt vƣờn.

- Du lịch thể thao: đạp xe đạp trong đƣờng làng, chèo xuồng, tắm sông…

2.2.5 Tuyến / điểm du lịch tại cù lao An Bình

Cù lao An Bình tiếp cận thuận lợi cả đƣờng bộ lẫn đƣờng sông (xem bản đồ 2.5 bản đồ du lịch cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long – phụ lục 1):

- Tuyến đường bộ: cù lao An Bình đƣợc tiếp cận từ bến đò An Bình hay bến phà Đình Khao (thành phố Vĩnh Long), chợ Cái Thia (Tiền Giang) và theo QL 57 (tỉnh Bến Tre).

- Tuyến đường sông: bao gồm các tuyến: bến đò du lịch Vinh Sang từ QL 1A, bến đò An Bình từ TP Vĩnh Long, chợ nổi Cái Bè và chợ Cái Thia từ tỉnh Tiền Giang.

50

Cho đến nay, tại 4 xã của khu vực nghiên cứu đã có 22 điểm du lịch nhà vƣờn (Xem bảng 2.6 Danh sách các cơ sở du lịch tại cù lao An Bình, tỉnh Vĩnh Long – Phụ lục 1) chiếm 80% trên tổng số các điểm kinh doanh du lịch nhà vƣờn trên địa bàn toàn Tỉnh. Tuy cùng là những điểm du lịch vƣờn, nhƣng 22 điểm du lịch mang những sắc thái khác nhau tạo cho phong cảnh cù lao thêm tƣơi đẹp và phong phú. Căn cứ vào sắc thái của mỗi điểm du lịch, có thể phân thành 2 loại chính :

- Điểm du lịch thích hợp với khách nội địa: với các loại hình tham quan, vui chơi giải trí, du lịch MICE…

- Điểm du lịch thích hợp với khách quốc tế: với các loại hình nghĩ dƣỡng, tham quan và đặc biệt là homestay...

Hầu hết các điểm du lịch đều nằm thuận lợi trên tuyến đƣờng sông:

- Tuyến du lịch đầu vàm sông Mƣơng Lộ, gồm các điểm du lịch: Bảy Trung, Sông Tiền, Ba Lình, An Bình (Bảy Hồng).

- Tuyến du lịch dọc theo sông Mƣơng Lộ gồm các điểm: Tám Hổ, Út Trinh, Ba Hùng.

- Tuyến du lịch theo sông Cái Muối gồm các điểm: Mai Quốc Nam 1, Sáu Giáo, Bảy Thời, Hai Đào, Cai Cƣờng, Mƣời Hƣởng và Mai Quốc Nam 2.

- Ngoài ra còn một số điểm du lịch nằm rải rác: Nam Thành, Ngọc Sang, Mƣời Đầy, Mai Vàng…

- Khu du lịch Vinh Sang: Là chi nhánh của công ty TNHH TM-DV- Du lịch Vinh Sang đƣợc thành lập từ năm 2002, với diện tích 2,2 hecta. Tại Vinh Sang khách có thể tham quan các trò chơi cảm giác mạnh: câu cá sấu từ 05 tuổi trở lên, cƣỡi đà điểu chạy trên bãi cát, tham quan các loài động vật hoang dã quí hiếm: trăn gấm, cá sấu Xiêm, sóc phùn, chồn hƣơng, heo rừng, con vích, gà sao… Ngoài ra, còn có các trò giải trí: chèo xuống giăng lƣới, chày cá hoặc be mƣơng tát cá, trƣợt cỏ… thƣởng thức các làng điệu dân ca qua loại hình đờn ca tài tử hay hòa mình vào nếp sống dân dã của miền sông nƣớc: chèo xuồng, tắm sông, trƣợt nƣớc, trƣợt cỏ, đi xe đạp xuyên qua những vƣờn cây ăn trái trên cù lao An Bình với các tour: Chƣơng trình tát mƣơng bắt cá, đi tàu tham quan Lò Gốm trên sông Cổ Chiên, đi tàu tham

51

quan chợ nổi Cái Bè… Vinh Sang còn là nơi tổ chức loại hình du lịch MICE. Nơi đây thƣờng diễn ra các cuộc hội nghị, hội thảo, các lớp bồi dƣỡng, các chuyên đề về phát triển du lịch với hội trƣờng có sức chứa khoảng 200 khách, giữa khung cảnh thiên nhiên thoáng mát mang đậm chất miền quê, dân giã đời thƣờng.

- Khu du lịch Mekong Đồng Phú: Diện tích rộng hơn 2ha nằm xen với hàng chục ao nuôi cá tra, cá basa, khu du lịch sinh thái Mekong - Đồng Phú thích hợp cho các kỳ nghỉ dã ngoại với các trò chơi trên mặt nƣớc: ca-nô, mô-tô nƣớc, phao chèo, phao chuối, nơi đây còn có khu vực bảo tồn các loài thủy sản nƣớc ngọt tự nhiên của dòng sông Mekong. Ngoài ra, khách có thể tự mình câu cá trên sông, trong đó có các loài thủy sản nƣớc ngọt vào loại đặc sản ĐBSCL nhƣ cá ngát, cá bông lau, tôm càng... câu cá xong nếu có nhu cầu ăn thì nhà hàng sẽ thu tiền công chế biến thức ăn tạo nên sự thích thú cho du khách. Ngoài ra, nơi đây còn có một bãi cát bồi rất đẹp với hàng bần tạo nên vẻ đẹp tự nhiên, đã phát triển loại hình tắm “biển” ngay trên sông Mekong. Với số vốn đầu tƣ 6 tỷ đồng, khu du lịch sinh thái Mekong - Đồng Phú đã tạo nên nét riêng cho du lịch ĐBSCL nói chung va tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Từ chỗ đƣợc biết đến nhƣ là tỉnh có thế mạnh du lịch sinh thái vƣờn, khu du lịch sinh thái Mekong - Đồng Phú phá bỏ tính đơn điệu, trùng lắp của ngành du lịch các tỉnh trong khu vực. Đến nay, do sự đầu tƣ thất bại trong chăn nuôi thủy sản nên các doanh nghiệp dần rút vốn, Mekong Đồng Phú trở nên hoang tàn với sự tiếc nuối của rất nhiều khách du lịch khi đến đây.

- Các điểm du lịch nhà vƣờn còn lại chủ yếu là các dịch vụ lƣu trú homestay phục vụ chủ yếu cho khách quốc tế đến tìm hiểu cuộc sống, sinh hoạt văn hóa dân dã của ngƣời dân vùng đất Cù lao.

2.3 Hiện trạngmôi trƣờng du lịch tại các tuyến điểm DL trên cù lao An Bình. 2.3.1 Hiện trạngmôi trƣờng du lịch tại các tuyến điểm DL trên cù lao An Bình.

Tính đến thời điểm hiện nay, Cù lao An Bình có 22 điểm vƣờn đang hoạt động kinh doanh du lịch trong lĩnh vực lƣu trú, nhà hàng ăn uống và vận tải đƣờng thủy du lịch. Trong đó, có 6 điểm tham gia đăng ký hồ sơ bảo vệ môi trƣờng: Vinh Sang, Mƣời Hƣởng, Mai Quốc Nam 1, Mai Quốc Nam 2, Cai Cƣờng, Ngọc Sang và Tám

52

Tiền. Nhìn chung, vấn đề môi trƣờng tại các điểm du lịch trong khu vực nghiên cứu chƣa đƣợc quan tâm đúng mức:

- Nguồn điện: Chỉ sử dụng điện lƣới từ Chợ Lách (Bến Tre), một vài điểm du lịch có sử dụng thêm máy phát điện. Nguồn điện vẫn chƣa đáp ứng nhu cầu sử dụng ngƣời dân và hộ kinh doanh. Vào mỗi dịp cuối tuần, là thời điểm khách du lịch đông nhất vẫn thƣờng xảy ra tình trạng cúp điện, gây khó khăn cho hoạt động du lịch tại địa phƣơng. Hầu nhƣ mỗi điểm thực hiện tiết kiệm điện bằng cách sử dụng đèn compact, phòng ngủ phục vụ khách du lịch thƣờng đƣợc xây nhiều cửa sổ, lỗ thông gió tạo thông thoáng và đón gió thiên nhiên, ghi nhận các chỉ số tiêu thụ điện hàng tháng để theo dõi, quản lý việc tiêu thụ điện, theo dõi tắt các thiết bị điện ở khu vực không có khách...

- Nƣớc sạch: Sử dụng từ nhà máy nƣớc Vĩnh Long. Có 20/22 điểm vƣờn có nguồn nƣớc máy sử dụng. Các điểm còn lại phải sử dụng nƣớc sông qua xử lý để phục vụ cho sinh hoạt và chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, nguồn nƣớc máy vẫn không đủ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng địa phƣơng. Mỗi cuối tuần vẫn xảy ra tình trạng cúp nƣớc. Các hộ kinh doanh du lịch xử lý bằng cách dự trữ nƣớc máy trong những chiếc bồn to để nấu thức ăn và sử dụng nƣớc sông hoặc nƣớc đã qua xử lý để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Việc tiết kiệm nƣớc sạch đƣợc đa số các điểm du lịch thực hiện bằng cách: lắp đặt vòi sen trong khu vực nhà tắm, tƣới cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, ghi chép và theo dõi việc tiêu thụ nƣớc hằng tháng...

- Nƣớc thải: Một vài cơ sở kinh doanh có hầm tự thấm, hầu hết các cơ sở còn lại nƣớc thải đều đƣợc xả thẳng ra ao hồ, sông rạch. Một vài điểm du lịch thu hồi sử dụng nƣớc xám: tái chế nƣớc đã sử dụng không bao gồm chất thải của nhà vệ sinh.

- Rác thải: Rác thải sau khi thu gom đa số đƣợc xử lý bằng 2 cách: đào hố chôn và vứt xuống sông. Một số điểm du lịch còn lại có sự phân loại rác thải: chất thiêu hủy đƣợc thì đốt, chất thải tự phân hủy thì chôn làm phân bón cho cây, phần còn lại để bán phế liệu. Trong khu vực công cộng dành cho khách du lịch đa số chƣa bố trí thùng rác để du khách tiện bỏ rác vào, một số điểm có thùng rác hợp vệ

53

sinh chủ yếu đƣợc đặt tại nhà vệ sinh và phòng ngủ nhƣng số lƣợng vẫn chƣa thích hợp. Tất cả các điểm đều chƣa có qui định bảo vệ môi trƣờng. Theo các thông tin từ các chủ hộ kinh doanh du lịch Homestay cho biết: đa số khách du lịch quốc tế (nguồn khách chính của loại hình du lịch Homestay) đều có ý thức rất cao trong vấn đề bảo vệ môi trƣờng nên việc xây dựng nội qui môi trƣờng là không cần thiết. Việc giảm thiểu lƣợng rác thải đƣợc thực hiện tại một số các điểm du lịch bằng cách: mua sản phẩm đóng gói với số lƣợng lớn nhằm giảm lƣợng rác thải, tận dụng các vật dụng cũ: chăn, ga, đệm vỏ bao gối cũ để bán, tái sử dụng vỏ đựng dầu gội, dầu xả, sữa tắm…

- Tiếng ồn: Tiếng ồn ảnh hƣởng đến sự nghỉ ngơi của khách du lịch đặc biệt là khách du lịch homestay. Ở Cù lao, tiếng ồn đƣợc phát ra từ các nguồn sau: các tàu ghe di chuyển trên kênh Đồng Phú – đoạn kênh lƣu thông huyết mạch của cù lao An Bình, sinh hoạt của ngƣời dân địa phƣơng, loa phát thanh địa phƣơng phát mỗi

sáng sớm…

- An toàn vệ sinh thực phẩm: Sử dụng nguồn năng lƣợng từ than (củi hoặc than đá) và gas. Thực phẩm tại các nhà hàng du lịch đều đƣợc mua từ chợ Cái Bè tỉnh Tiền Giang hoặc chợ Vĩnh Long (hàng tự do không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng). Khu chế biến + khu bếp đƣợc bố trí trong cùng một không gian, 100% cơ sở phục vụ ăn uống du lịch đều đƣợc cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và các nhân viên làm dịch vụ ăn uống đều đƣợc khám sức khỏe định kỳ 1 năm 1 lần. Tính đến nay chƣa xảy ra trƣờng hợp khách du lịch bị ngộ độc thức ăn.

- Giao thông vận tải đƣờng thủy du lịch: Có khoảng 150 tàu vận chuyển du lịch trên tuyến du lịch đƣờng sông tại cù lao An Bình của các đơn vị kinh doanh vận tải tỉnh Vĩnh Long và huyện Cái Bè (Tiền Giang). Công suất tàu < 40CV hoạt động thƣờng xuyên, sử dụng dầu DO vận chuyển khách du lịch. Hầu hết các phƣơng tiện đƣợc thực hiện đăng kiểm tra định kỳ, báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng mỗi năm một lần; thực hiện kiểm soát ô nhiễm định kỳ 6 tháng một lần. Cặn dầu từ các phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch đều đƣợc xử lý bằng cách đổ thẳng ra sông.

54

Hiện nay, các biện pháp tiết kiệm chi phí xăng dầu của các phƣơng tiện chƣa đƣợc áp dụng.

Trên đây là tình hình chung của vấn đề môi trƣờng du lịch tại cù lao An Bình. Tuy nhiên, tại mỗi điểm du lịch khác nhau đều có cách xử lý khác nhau. Cụ thể nhƣ sau :

1. Điểm du lịch Vinh Sang

Thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, kinh doanh ăn uống, lƣu trú và vận tải đƣờng thủy phục vụ khách du lịch. Diện tích toàn trang trại là 2,2 hecta. Trƣớc đây điểm du lịch có nuôi cá và nuôi baba, hiện nay không còn nuôi nữa chỉ nuôi động vật hoang dã phục vụ khách tham quan du lịch.

Nguồn nƣớc: sử dụng nguồn nƣớc máy và nƣớc sông. Sử dụng bình quân 8m3/ ngày.

- Nƣớc máy dùng ở nhà hàng phục vụ nấu nƣớng thức ăn, uống, rửa chén, ly. Khu vực nhà nghỉ nguồn nƣớc máy để khách tắm và sinh hoạt.

- Nƣớc sông Cổ Chiên qua bể chứa xử lý hóa chất, hệ thống lắng lọc dùng để giặt giũ, dội rửa nhà tắm, nhà vệ sinh, tƣới cây xanh và vệ sinh chuồng nuôi thú.

Nƣớc thải: hầu hết lƣợng nƣớc thải do sinh hoạt của nhân viên giặt giũ, dội rửa

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường du lịch Cù Lao An Bình Tỉnh Vĩnh Long (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)