Bảng 10.3 Chỉ tiêu vi sinh của sữa tươi thanh trùng

Một phần của tài liệu Khóa luận Thiết kế phân xưởng sản xuất sữa thanh trùng năng suất 30.000kg/mẻ (Trang 25)

Tổng số vi khuẩn hiếu khí ≤ 30.000 khuẩn lạc/ ml

Coliform tổng số ≤ 10 khuẩn lạc/ml

Salmonella Không phát hiện trong 250 ml mẫu thử

10.2.5. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển

Ghi nhãn: Theo Quyết định 178/1999/QĐ – TTg “Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”, ngoài ra trên nhãn cần ghi rõ tên gọi của sản phẩm là “Sữa tươi thanh trùng”.

Bao gói: Sản phẩm sữa tươi thanh trùng được đặt trong bao bì chuyên dùng cho thực phẩm.

Bảo quản: Bảo quản sữa tươi thanh trùng ở nhiệt độ thấp ( không lớn hơn 8oC) và tránh tiếp xúc với ánh sang, nhất là ánh sáng mặt trời.

Thời hạn bảo quản sản phẩm tối đa từ 8-10 ngày tính từ ngày sản xuất trong điều kiện không mở bao bì.

11. KẾT LUẬN

Đời sống con người ngày càng nâng cao, nhu cầu tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa cũng tăng theo. Bên cạnh đó, mục tiêu của nhà nước ta là không những đáp ứng được nhu cầu sữa của người dân trong nước mà tiến đến xuất khẩu sữa ra nước ngoài vì vậy thiết kế một phân xưởng sản xuất sữa thanh trùng với năng suất 30 tấn/ mẻ là phù hợp với nhu cầu của xã hội và chủ trương của nhà nước.

Tuy nhiên, sữa là môi trường lí tưởng cho các loài vi sinh vật phát triển cho nên cần phải đảm bảo nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh trong quá trình chế biến. Cần phải đảm bảo vệ sinh của thiết bị, môi trường sản xuất, nhà xưởng, vệ sinh của công nhân… Để đảm bảo vấn đề vệ

sinh và chất lượng sản phẩm, tốt hơn hết nhà máy nên áp dụng các tiêu chuẩn về hệ thống quản lí chất lượng như HACCP…

Trong bản thiết kế này, nguồn nguyên liệu sử dụng là 100% sữa bò tươi đồng thời, quy trình sản xuất sữa thanh trùng với điều kiện xử lí trong thời gian ngắn, nhiệt độ thấp đảm bảo cho chất lượng sản phẩm là tốt nhất, giảm thiểu tổn thất chất dinh dưỡng trong quá trình sản xuất nhằm cung cấp cho người tiêu dùng một sản phẩm tự nhiên nhất.

Mặc dù quy trình sản xuất rõ ràng nhưng trong quá trình thiết kế vẫn không tránh khỏi thiếu sót do nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.

Phần chọn thiết bị: do khả năng tìm tài liệu còn hạn chế và các nhà sản xuất không muốn đưa hết các thông số của thiết bị nên có một số thiết bị phải đặt hàng, một số thiết bị thì thông số không được đầy đủ.

Phần tính nước, hơi: do không có kinh nghiệm thực tế và các thông số của thiết bị nên chỉ tính một cách tương đối, chưa chính xác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Bôn, “Sổ tay Dẫn nhiệt không ổn định. Thông số nhiệt lý của thực phẩm và nguyên liệu”, TP.HCM, 2004.

2. Phạm Văn Bôn, Nguyễn Đình Thọ “Quá trình và Thiết bị Công nghệ hóa học & Thực phẩm. Tập 5 Quá trình và Thiết bị truyền nhiệt. Quyển 1 Truyền nhiệt ổn định”, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2004.

4. Lâm Xuân Thanh, “Giáo trình công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa”, NXB Khoa học Kĩ thuật, 2003.

5. Bộ môn Máy và Thiết bị, “Bảng tra cứu Quá trình cơ học Truyền nhiệt – Truyền khối”, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2004.

6. Các tác giả, “Sổ tay Quá trình và Thiết bị Công nghệ Hóa chất tập 1”, NXB Khoa học Kĩ thuật Hà Nội, 2002.

7. Bylund Gosta, “Dairy processing handbook”, Tetra Pak processing systems AB publisher, Lund, 1995.

9. http://www.tetrapak.com/

10. http://www.nutifood.com.vn/

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Khóa luận Thiết kế phân xưởng sản xuất sữa thanh trùng năng suất 30.000kg/mẻ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w