Bài 23: Một lăng kính có góc chiết quang A60o có chiết suất với ánh sáng đỏ và
tím lần lượt là 1,414 và 1,732. Chiếu vào mặt bên của lăng kính một chùm sáng trắng hẹp sao cho tia đỏ có góc lệch cực tiểu.
a. Tính góc tới của tia sáng và góc lệch của tia ló màu đỏ.
b. Quay lăng kính quanh cạnh A một góc bằng bao nhiêu để tia tím có góc lệch cực tiểu
c. Góc tới của tia sáng phải thỏa mãn điều kiện nào để không có tia nào ló ra khỏi lăng kính.
Bài 24: Một khe hẹp F phát ánh sáng trắng chiếu vào hại khe F1 và F2 cách nhau 1,5
mm; D = 1,2 m
a. Tính khoảng vân của hai bức xạ giới hạn 750 nm và 400 nm của phổ ánh sáng nhìn thấy.
b. Điểm M nằm trên màn cách vân chính giữa 2 mm có vân sáng của những bức xạ nào? vân tối của những bức xạ nào?
c. Tính bề rộng của quang phổ bậc 2.
Bài 25: Một chùm sáng đơn sắc có bước sóng 480 nm phát ra từ nguồn S chiếu vào
hai khe có a = 1 mm, D = 2 m. Ta thu được hệ vân giao thoa trên màn. a. Tính khoảng vân trên màn.
74
b. Nếu nguồn S phát đồng thời 2 bức xạ có bước sóng 10, 48m và 2. Trong khoảng rộng trên màn dài L19, 2mm, chính giữa là vân trung tâm, đếm được 35 vân sáng trong đó có 3 vân sáng là kết quả trùng nhau của hệ hai bức xạ. Tính 2
biết hai trong ba vân sáng trùng nhau đó nằm ở ngoài cùng của bề rộng L?
c. Đặt sau hai khe một bản mỏng có bề dày e = 0,012 mm và chiết suất n = 1,5. Xác định độ dịch chuyển của hệ vân.
Bài 26: Một nguồn sáng S phát ánh sáng đơn sắc chiếu vào hai khe S1 và S2 song
song cách đều S và cách nhau a = 0,6 mm. Khoảng cách từ S đến hai khe là D = 0,5 m và đến màn quan sát là L = 1,3 m.
a. Khoảng cách từ vân sáng thứ nhất đến vân sáng thứ 5 là 4,3 mm. Tính bước sóng của ánh sáng chiếu vào.
b. Cho S dịch chuyển một khoảng 2 mm theo phương song song với màn và vuông góc với hai khe. Hỏi hệ vân trên màn dịch chuyển như thế nào?