Những mặt tồn tại trong thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Công ty TNHH Anh Dũng

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Công ty TNHH Anh Dũng (Trang 41 - 42)

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY TNHH ANH DŨNG

2.3.2. Những mặt tồn tại trong thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Công ty TNHH Anh Dũng

ty TNHH Anh Dũng

Mặc dù đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể, song Công ty TNHH Anh Dũng vẫn mắc phải những hạn chế như:

Sản phẩm xuất khẩu còn ở dạng sơ chế.

Các mặt hàng mà công ty xuất khẩu, cá, tôm, và mực, chủ yếu dưới dạng thô, sơ chế. Cá, tôm, và mực chỉ phải trải qua quá trình xử lý thô sơ. Sau đó, hàng hoá, phân loại và đóng gói. Hàng hoá được vận chuyển ra kho bãi, và đưa ra xuống tàu xuất khẩu. Do còn là sơ chế, nên chất lượng các mặt hàng xuất khẩu của Công ty không cao. Điều này sẽ gây khó khăn cho Công ty khi muốn đưa mặt hàng thuỷ sản của mình vào các thị trường khó tính như Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Thị trường xuất khẩu chưa phát huy được tiềm lực Công ty

Tới năm 2012, thị trường xuất khẩu của công ty là 5 thị trường là Trung Quốc, Mỹ, EU, Singapore, và Đài Loan. Công ty vẫn còn rất hạn chế trong việc tiếp cận thị trường khó tính khác tại châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Hoạt động marketing thương hiệu còn chưa được chú trọng

Hoạt động marketing sản phẩm của Công ty được thực hiện chủ yếu thông qua con đường truyền thống. Bạn hàng của Công ty được mở rộng

thông qua các khách hàng đã có sẵn. Những đối tác của công ty chủ yếu là những bạn hàng, lâu năm, và thân cận. Hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại thông qua mạng Internet còn khá hạn chế. Website chính thức của công ty không được cập nhật thường xuyên. Các thông tin trên website không cụ thể.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Công ty TNHH Anh Dũng (Trang 41 - 42)

w