Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn tập tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH năm học 2010 (Trang 30 - 31)

Trước hết, khái niệm dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh được đề cập với nghĩa rất rộng- vừa với nghĩa là cộng đồng, “mọi con dân nước Việt”, vừa với nghĩa cá thể “mỗi một con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, không phân biệt “già, trẻ, gái, trai, giàu nghèo, quý tiện”. ở trong nước hay ở ngoài nước đều là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc. Như vậy Hồ Chí Minh đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam.

Đại đoàn kết toàn dân, theo Hồ Chí Minh thì phải bằng truyền thống dân tộc mà khoan dung, độ lượng với con người, mà đoàn kết ngay với những người lầm đường, lạc lỗi, nhưng đã biết hối cải, không được đẩy họ ra khỏi khối đoàn kết. Muốn vậy, cần xoá bỏ hết thành kiến, cần thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ để phục vụ nhân dân.

Đại đoàn kết toàn dân, theo Hồ Chí Minh là cần phải có lòng tin ở nhân dân, tin rằng hễ là người Việt Nam “ai cũng có ít nhiều tấm lòng yêu nước” mà khơi dậy và đoàn kết với nhau vì độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân.

Đoàn kết toàn dân tộc, toàn dân phải được xây dựng trên nền tảng “trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của địa đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, cái gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”. Người còn chỉ ra lực lượng nòng cốt tạo ra cái nền tảng ấy “là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất”. Về sau, Người xác định thêm: lấy liên minh công nông- lao động trí óc làm nền tảng cho khối đoàn kết toàn dân.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn tập tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH năm học 2010 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w