Tác động của nhân tố công nghệ

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư dựa vào cơ sở lý luận là các lý thuyết kinh tế và liên hệ tình hình thực tiễn Việt Nam. (Trang 40 - 43)

5. Tác động của nhân tố công nghệ và kỳ vọng

5.1 Tác động của nhân tố công nghệ

Công nghệ là một yếu tố quan trọng tác động đến tăng trường kinh tế và thông qua đó ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư.Công nghệ ở đây là công nghệ cao hơn.ưu việt hơn và tân tiến hơn,mang lại sức sản xuất cao hơn tạo khả năng sản xuất cho nền kinh tế. Nhân tố công nghệ ngoài được đầu tư phát triển,chủ yếu là do được chuyển giao giữa các nước thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài mang lại.Yếu tố công nghệ trong chuyển giao công nghệ quyết định lớn đến hoạt động đầu tư của tất cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Và những thành tựu mà phát triển yếu tố công nghệ mang lại

1986-1990: GDP tăng 4,4%/năm.. Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống

học kỹ thuật được giải phóng đã đem lại ,từ đó tăng mức tích lũy trong nhân dân và đầu tư theo đó tăng lên

Nhờ nâng cao công nghệ sảm xuất trong nước mà năm 2000-2005, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5%. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, GDP theo giá hiện hành, đạt 838 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tương đương với 640 USD.

Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, nước ta đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu.

2005-2010: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%. Yếu tố công nghệ còn được nâng cao hơn nhờ vào việc nước ta thu hút nhiều đầu tư FDI.Đầu tư FDI có một nguồn lực quan trọng mang vào nước ta giúp tăng chất lượng sản xuất chính là nhân tố công nghệ.Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao. Trong 5 năm, tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỉ USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 150 tỉ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001-2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỉ USD, gấp hơn 1,5 lần so với mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8 tỉ USD, vượt 16%. GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD.ODA mang theo công nghệ quản lý rất có ích cho đầu tư trong nước

Các nhà kinh tế Việt Nam đã tính giá trị hàm sản xuất theo số liệu chuỗi thời gian theo giá so sánh 1994, từ 1986 đến 2002, cho thấy trong 7.04% tăng của GDP năm 2002 có 3.45% đóng góp của tiến bộ công nghệ. Đối với một nước từ trình độ công nghệ sản xuất còn thấp như Việt nam thì đổi mới công nghệ sẽ có tác dụng lên tăng trưởng kinh tế cao hơn những nước đã phát triển . Đổi mới công nghệ ở đây bao hàm cả nội dung đổi mới chất lượng lao động và đổi mới kỹ thuật sản xuất.

Trong khi đó, các nước trong khu vực thì sự đóng góp của TFP-là kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động (các nhân tố hữu hình) nhờ tác động của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động- là rất cao, từ 30 - 60%. Ví dụ, giai đoạn 1960 - 1973, con số này ở Nhật bản là 41%, giai đoạn 1955 - 1960 ở Đài Loan là 60%, giai đoạn 1960 - 1973 ở Hàn Quốc là 42%, giai đoạn 1953 - 1973 bình quân con số này ở 19 nước phát triển là 49%, giai đoạn 1953 - 1973 ở 30 nước đang phát triển là 31%. Trong khi đó, giai đoạn 1987 - 2000 ở Việt Nam, nhân tố năng suất tổng hợp chỉ khoảng 19%; giai đoạn 2003 - 2006 là 28%. Việt Nam, hiện nay đã và

đang trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH, nhưng sự đóng góp của TFP trong tăng trưởng chưa đạt được mức bình quân giai đoạn đầu CNH, HĐH của các nước trong khu vực và trên thế giới (31 - 60%). Các chuyên gia kinh tế tính toán rằng, giá trị TFP của Việt Nam trong từng khu vực kinh tế là khác nhau. Những năm gần đây, trong khu vực nông nghiệp, giá trị TFP cao nhất khoảng 33%; trong khu vực công nghiêp - xây dựng là 28%; và trong khu vực dịch vụ khoảng 22%.

Xét ví dụ điển hình là tỉnh An Giang đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Công tác nghiên cứu và áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất hiệu quả cao ngày càng chuyển biến tích cực thông qua hoạt động lai tạo được nhiều giống lúa mới đạt năng suất, chất lượng cao. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phục tráng các giống lúa đặc sản có phẩm chất cao, xây dựng quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn gạo sạch bằng phương pháp hữu cơ sinh học. Bên cạnh, thực hiện chọn tạo giống lúa và nếp kháng rầy nâu và nhiều bộ giống có triển vọng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và phù hợp với các vùng sinh thái ở An Giang. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh lúa tổng hợp và phát triển nông nghiệp bền vững; Xây dựng hệ thống nhân giống lúa nguyên chủng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đạt diện tích đạt 90% và xây dựng hệ thống sản xuất giống màu đạt chất lượng rau an toàn... Tăng cường lai tạo giống cây trồng cạn (đậu xanh, đậu nành, đậu phộng) năng suất cao kháng sâu bệnh, có năng suất cao hơn 15 - 20% so giống địa phương. Đưa giá trị trồng trọt năm 2010 tăng gần 6% so năm 2009.

Trong ngành thuỷ sản, riêng lĩnh vực sản xuất giống đã sản xuất nhân tạo cá tra, cá basa, thực hiện công nghệ sản xuất giống tôm... đẩy mạnh nuôi trồng theo tiêu chuần quốc tế (trong đó có tiêu chuẩn SQF, Global GAP) góp phần đưa sản lượng ngành thủy sản lên 320 ngàn tấn... Ngoài ra, nhằm đa dạng thủy sản đã chuyển giao thành công qui trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng nha, cá chạch lấu, cá leo, lươn.

Từ kết quả tính toán cho thấy, trong mức 27 - 29% giá trị TFP đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm hiện nay, thì giá trị TFP trong ngành nông nghiệp là cao nhất, khoảng 33%. Như vậy, khoa học và công nghệ có mức đóng góp 1/3 giá trị tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Lấy ví dụ, mức độ gia tăng tổng sản phẩm nông nghiệp năm 2007 - 2008 là 326.505 - 232.586 = 93.919 tỷ đồng. Như vậy đóng góp của KH&CN nói chung cho ngành nông nghiệp năm 2008 là: 93.919 : 3 = 31.306 (tỷ đồng). Trong khi đó, ước tính đầu tư cho phát triển KH&CN ngành nông nghiệp năm 2008 khoảng 4.700 tỷ đồng. Hiệu quả đầu tư là: 31.306 tỷ đồng : 4.700

Xem xét vấn đề hiệu quả này trên địa bàn tỉnh An Giang cho thấy, mức độ gia tăng tổng sản phẩm nông nghiệp năm 2009 - 2010 là 342 tỷ đồng. Như vậy đóng góp của KH&CN nói chung cho ngành nông nghiệp tỉnh An Giang, năm 2010 là: 114 tỷ đồng. Trong khi đó, ước tính toàn bộ các đầu tư (từ khuyến nông, từ các dự án KH&CN trung ương và địa phương,…) cho phát triển KH&CN ngành nông nghiệp của tỉnh An Giang ước năm 2010 khoảng 40 tỷ đồng. Hiệu quả đầu tư là: 114 tỷ đồng : 40 tỷ đồng = 2,8 lần.

Những thành quả mà yếu tố công nghệ mang lại đóng góp rất nhiều cho tăng trưởng kinh tế,gia tăng sản lượng đất nước.Theo đó nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư và đồng thời cũng tăng tích lũy cho hoạt động đầu tư sau này.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư dựa vào cơ sở lý luận là các lý thuyết kinh tế và liên hệ tình hình thực tiễn Việt Nam. (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w