Nguồn phát sinh đất đá thải: phát sinh ra do đào lò, san gạt mặt bằng, đ−ờng giao thông và đất đá loại ra từ sàng tuyển tại khu sàng tuyển là khoảng 100.000m3 .
3.1.2 Nguồn phát sinh tiếng ồn.
Nguồn phát sinh tiếng ồn ở khai tr−ờng mỏ và vùng lân cận bao gồm: - Tiếng ồn từ trạm quạt gió .
- Tiếng ồn do hoạt động của hệ thống băng tải và trục tải của khu sàng tuyển. - Do ôtô vận tảị
- Tiếng ồn do cụm sàng phân cấp than và loại đá quá cỡ tại sân công nghiệp của mỏ.
3.1.3. Nguồn phát sinh chất thải ở dạng khí.
Các chất khí độc hại hoặc cháy nổ có thể phát sinh là: CH4, CO, CO2, NOX ( NO, NO2à), SOX (SO2, SO3à), H2S ... phát sinh do các nguồn sau:
- Các khí thải ở đây sinh ra do nổ mìn, do hô hấp của con ng−ời, do sự ôxi hoá của than và đặc biệt xuất ra từ đất đá, than xung quanh đ−ờng lò.
- Phát sinh do hoạt động của ôtô máy xúc ở trên mặt bằng sân công nghiệp và trên khu vực đ−ờng ôtô vận tảị
- Từ các bếp than ở nhà ăn tập thể của công nhân.
3.1.4. Nguồn phát sinh chất thải lỏng.
Các nguồn phát sinh chất thải lỏng bao gồm: - N−ớc thải sinh hoạt của cán bộ công nhân mỏ. - N−ớc thải đ−ờng lò.
- N−ớc m−a chảy trên sân công nghệp. - N−ớc thải ở dạng axít từ nhà đèn .
3.1.5. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thảị
ạ Nguồn gây xói mòn và tr−ợt lở đất đá.
Vì các mặt bằng sân công nghiệp, mặt bằng khu đặt sàng tuyển đều có những mặt giáp với s−ờn núi cho nên không tránh khỏi khả năng bị xói mòn và tr−ợt lở nhất định về mùa m−a gió. Tuy nhiên mức độ xói mòn và tr−ợt lở sẽ không lớn và các ta luy liên quan đến mặt bằng trên đều đ−ợc xử lý phù hợp.