3. Giải pháp thúc đẩy XK rau quả VN vào thị trờng EU 22
3.3 Nâng cao khả năng cạnh tranh 24
Nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá Việt Nam nói chung và rau quả nói riêng là một yêu cầu cấp bách đối với việc xuất khẩu hàng hoá hiện nay của chúng ta. Để thực hiện được nhiệm vụ này, chúng ta cần quan tâm đến vấn đề hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hoá, thực hiện các hoạt động xúc tiến bán hàng và xây dựng thương hiệu cũng như chiến lược hàng rau quả Việt Nam tại thị trường EU. Trong đó vấn đề nâng cao chất lượng hàng rau quả như đã trình bày trong phần 3.2.
Để hạ giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp cần chú ý giảm các chi phí sản xuất bằng cách đổi mới công nghệ để sản xuất những sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao hơn và năng suất sản phẩm lớn hơn. Đồng thời cần giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch (cố gắng đến năm 2010 giảm từ 10-15% tỷ lệ thất thoát so với hiện nay đang là 25-30% thất thoát) thông qua ứng dụng công nghệ xử lý, bảo quản kéo dài độ tươi của trái. Ngoài ra các doanh nghiệp cần sử dụng phương tiện vận chuyển hiện đại, tăng vận chuyển bằng đường thuỷ để hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp nhất là chính sách điều chỉnh giá cước vận tải hàng không hiện nay vì đối với mặt hàng rau quả nói riêng và nông thuỷ sản tươi sống nói chung việc vận chuyển bằng đường không sẽ giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng hàng hoá song hiện nay cước phí này quá cao.
Các doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá mình trên thị trường EU cần có chiến lược mặt hàng cụ thể, tránh tình trạng dàn trải. Trong cơ cấu các loại rau quả xuất sang EU nên tập trung vào những loại sản
phẩm mà EU không có hoặc Ýt có hoặc cung cấp vào thời điểm trái vụ của EU như : bắp cải, khoai tây, hành tây, ngô ngọt, ngô bao tử, nấm, cà chua, dưa chuột, các hạt và quả đậu... có thể nghiên cứu xuất tươi hay đông lạnh. Cơ cấu cho hàng rau quả nhiệt đới, hàng đặc sản xuất khẩu như các loại quả: đu đủ, me, vải, dứa, chuối, bưởi, ổi, xoài, lạc tiên, qủa bơ; các loại rau đặc sản có thể xuất tươi hay đông lạnh quanh năm như : ngã sen, các loại rau thơm, rau muống, tỏi, ớt. Doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược xuất khẩu cũng có thể tập trung vào mặt hàng rau sạch, rau sinh thái bởi mặt hàng này đang có xu hướng phát triển mạnh. Trong thực tế, phương pháp sản xuất ở nước ta hiện nay có quy trình sản xuất gần giống như sinh thái và sạch chỉ cần điều chỉnh cho phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường Châu Âu là có thể tổ chức xuất khẩu được. Nhưng nói chung dù là sản phẩm nào muốn thâm nhập và có chỗ đứng trên thị trường EU đều cần có chiến lược đúng và tính toán thời vụ thích hợp thì mới có khả năng phát triển và ổn định.( Xem phụ lục 1 để biết thêm về danh mục một số sản phẩm trái vụ) Mét yếu tố khác rất cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng rau quả nước ta là cần phải xây dựng thương hiệu cho rau quả Việt Nam. Để có một thương hiệu rau quả Việt Nam uy tín trên thị trường, không chỉ quan tâm đến chất lượng của sản phẩm mà còn cần tạo ra những loại rau quả đặc trưng cuả Việt Nam thơm ngon, mát, bổ, an toàn. Để thực hiện điều này cần có sự phối hợp của cả 4 nhà là Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học.
Bên cạnh đó ta cần có chiến lược xúc tiến rau quả trên thị trường EU để có thể giới thiệu đến sản phẩm này nhiều hơn cho người tiêu dùng EU. Việc xúc tiến giới thiệu về rau quả thậm chí có thể thực hiện ngay trong nước thông qua hệ thống nhà hàng, khách sạn giới thiệu cho những người khách du lịch Châu Âu về sản phẩm rau quả của ta. Khi họ đã có sự thích thó về các sản phẩm này, họ sẽ tìm đến các sản phẩm xuất khẩu của chúng ta.Còn trên thị trường EU, các doanh nghiệp cần tham gia nhiều hơn vào các hội chợ rau quả của EU đặc biệt là các
hội chợ chính của Châu Âu (xem phụ lục) nếu muốn đẩy mạnh quy mô xuất khẩu rộng lớn và lâu dài. Còn Nhà nước và các bộ ngành liên quan cụ thể là bộ Thương Mại, cục xúc tiến bộ Thương Mại, các tham tán thương mại tại các nước thành viên EU xúc tiến việc quảng bá sản phẩm rau quả Việt Nam. Có như vậy, rau quả Việt Nam mới trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng EU và có khả năng cạnh tranh cao.