Tác động gây hại ca các độc chất có trong không khí

Một phần của tài liệu Bài giảng độc học mỗi trường (Trang 71)

33 Độ họ môi trườn gh

3.3.4. Tác động gây hại ca các độc chất có trong không khí

3.3.4.1. Ảnh hưởng của độc chất đến người và động vật

Chất ô nhiễm có trong không khí chủ yếu xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Các loại độc chất khác nhau có cơ chế tác dụng lên cơ thể sinh vật và tác dụng gây độc là khác nhau.

- Tác động kích thích trên đường hô hấp trên: Các hạt tác động lên đường hô hấp trên chủ yếu là các hạt bụi có kích thước lớn, khi vào cơ thể chúng đọng lại trên các đường hô hấp trên và gây hại cho các bộ phận đó. Các chất bao gồm bụi kiềm, NH3, SO3

- Tác động gây ngạt: Các chất khí tác động gây ngạt theo hai cơ chế:

+ Các chất khí CO2, CH4, SO2.. có trong không khí làm pha loãng nồng độ oxy có trong không khí, ngăn cản việc lấy oxy trong không khí.

+ Các chất trong không khí tác dụng trực tiếp ngăn cản khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin (Hb)

Ví dụ: CO tác dụng với Hb ngăn cản khả năng vận chuyển oxy của Hb. NO2 tăng khả năng tạo methemoglobin trong máu, giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu.

- Các chất tác động lên phổi: gây các bệnh liên quan đến phổi như ung thư phổi, bệnh bụi phổi, viêm phổi...

- Chất gây mê và gây tê: etylen, etyl ete, xeton. Các chất này tác dụng lên hệ thần kinh, gây mê và tê.

- Các chất gây dị ứng: như phấn hoa, isocyanat hữu cơ...Các chất này gây ra những phản ứng miễn dịch không bình thường là nguyên nhân dẫn đến dị ứng.

- Các chất tác dụng lên thận: như Pb, Hg, các chất này tích đọng trong thận gây sỏi thận, protein niệu.

- Các chất tác dụng lên hệ thống tạo máu: các chất này ngăn cản sản xuất protein trong máu, gây ra bệnh thiếu máu, và các bệnh liên quan đến hệ hô hấp.

- Các tác động khác: Một số dung môi hữu cơ dễ dàng tích tụ trong cơ thể gây rối loạn sinh lý, gây đột biến gen.

3.3.4.2. Ảnh hưởng tới thực vật

Hầu hết các chất ô nhiễm môi trường không khí đều có ảnh hưởng xấu đến thực vật. Biểu hiện đó là:

- Tác động lên sự phát triển của cây như là kìm hãm sự phát triển của cây, chồi non không có khả năng nẩy chồi, hoặc kích thích phát triển làm lá phát triển quá nhanh phiến lá bị quăn.

- Bụi bám làm ảnh hưởng qúa trình quang hợp của lá

- Vàng lá, hoa quả bị lép, bị nứt, bị thui mức độ cao hơn thì lá cây, hoa quả bị rụng và bị chết hoại.

3.3.4.3. Hiệu ứng nhà kính

Một phần của tài liệu Bài giảng độc học mỗi trường (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)