Quang Trung và công cuộc kiến thiết đất nước.

Một phần của tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử lớp 7 (Trang 32 - 34)

1. Nêu những việc làm chính của Quang Trung trong việc phục hồi kinh tế, xây dựngvăn hóa dân tộc? văn hóa dân tộc?

Ngay sau khi giành được thắng lợi, vua Quang Trung đã bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.

Ra “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi và phát triển.

Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều thứ thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

Ban bố “Chiếu lập học”, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

Tham khảo: Vua chú trọng đến việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Ngài cho

dựng Sùng Chính viện tại Nghệ An và cử Nguyễn Thiếp làm viện trưởng lo việc chuyển ngữ.

Việc cải cách quan trọng nhất là đề cao chữ Nôm. Các sắc dụ của vua phần nhiều được viết bằng chữ Nôm. Khi đi thi, sĩ tử phải làm thơ phú bằng chữ Nôm. Nhờ thế văn thơ Nôm thời Tây Sơn rất được phát triển. Một số tác phẩm còn lưu truyền đến ngày nay như bài "Ai tư vãn" của Ngọc Hân công chúa, "Tụng Tây Hồ phú" của Nguyễn Huy Lượng, "Chiến tụng Tây Hồ phú", "Sơ kính tân trang", của Phạm Thái.

2. Trình bày chính sách quốc phòng và ngoại giao của Quang Trung?

Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe dọa: phía Bắc, Lê Duy Chỉ vẫn lén lút hoạt động ở biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định.

Tiếp tục thi hành chính sách quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính. Thi hành chính sách ngoại giao với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, quyết định mở cuộc tiến công lớn để tiêu diệt. Kế hoạch đang tiến hành thì Quang Trung đột ngột từ trần (16 - 9 - 1792). Quang Toản lên kế nghiệp, nhưng kể từ đó nội bộ triều đình Phú Xuân suy yếu dần.

Chủ đề 8. VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX I. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn:

1. Nhà Nguyễn đã tiến hành lập lại chế độ PK tập quyền như thế nào?

Khoảng giữa năm 1802, Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc rồi tiến thẳng về Thăng Long, Nguyễn Quang Toản chạy lên Bắc Giang thì bị bắt. Triều đại Tây Sơn chấm dứt.

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn; năm 1806, lên ngôi Hoàng đế.

Nhà Nguyễn lập lại chế độ PK tập quyền: vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương; ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) năm 1815. Các năm 1831 - 1832, nhà Nguyễn chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên); quân đội bao gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.

2. Kinh tế dưới triều Nguyễn:+ Về nông nghiệp: + Về nông nghiệp:

Chú ý việc khai hoang và thi hành các biện pháp di dân lập ấp và đồn điền; đặt lại chế độ quân điền...

Tuy một số huyện mới được thành lập (do lấn biển) như: Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình) và hàng trăm đồn điền được thành lập ở Nam Kì nhưng không mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân. Thời Tự Đức, đê Văn Giang (Hưng Yên) 18 năm liền bị vỡ.

+ Về công thương nghiệp:

Nhà nước lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu... Ngành khai thác mỏ được mở rộng, nhưng cách khai thác còn lạc hậu và hoạt động thất thường.

Các nghề thủ công vẫn phát triển nhưng phân tán, thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề. Buôn bán trong nước có nhiều thuận lợi do đất nước đã thống nhất, xuất hiện thêm nhiều thị tứ mới.

Về ngoại thương, nói chung nhà nước hạn chế buôn bán với nước ngoài.

3. Trình bày nguyên nhân, những nét chính và ý nghĩa của các cuộc nổi dậy củanhân dân dưới triều Nguyễn? nhân dân dưới triều Nguyễn?

+ Nguyên nhân:

Do đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng khổ cực vì địa chủ, hào lí chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế, lao dịch nặng nề. Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hoành khắp nơi.

+ Một số cuộc nổi dậy tiêu biểu:

Một phần của tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử lớp 7 (Trang 32 - 34)