Nguyên tắc pháp chế: Mọi tổ chức và công nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và

Một phần của tài liệu 30 câu hỏi về kỹ thuật soạn thảo ban hành văn bản (Trang 26 - 27)

PL, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp, PL...

* Trong thực tiển hiện nay công tác XD & BHVBQLNN nhìn chung có đảm bảo được những nguyên tắc nêu trên. Chẳng hạn như việc xây dựng và ban hành VBQLNN ở nước ta trong thời gian qua đã phản ánh đúng đắn các chủ trương, chính sách của Đảng, truyền đạt kịp thời các thông tin quản lý từ cấp này đến cấp khác, trở thành cầu nối quan trọng giữa hệ thống các cơ quan, giữa Đảng với nhân dân. Có thể khẳng định rằng trong những năm đổi mới VBQLNN của ta đã thể chế hóa kịp thời những chủ trương do Đảng đề ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước.

Việc xây dựng và ban hành văn bản quản lý NN ở nước ta cũng đảm bảo được nguyên tắc dân chủ, chẳng hạn như đã có hơn 20 triệu người tham gia vào thảo luạn dự thảo Hiến pháp 1980, hàng trăm ngàn người gởi nội dung đóng góp đến các Ủy ban dự thảo Hiến pháp, trên cơ sở đề nghị đó mà Hiến pháp 1980 được sửa đổi, bổ sung hoặc là các dự án luật, pháp lệnh đều được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân.

Các văn bản QLNN hiện nay dần dần hoàn chỉnh về thể thức, tính pháp lý cao. Các VBQPPL phù hợp với văn bản luật của cơ quan quyền lực NN, đặc biệt cơ quan kiểm sát có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính pháp chế đảm bảo cho các văn bản lập quy phù hợp với luật. Có sự tiến bộ trong việc xác định cơ sở pháp lý cho quá trình xây dựng và ban hành VBQLNN ở nước ta, nhất là sự ra đời của LBHVBQPPL năm 1996 và sửa đổi bổ sung năm 2002.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại một số văn bản ban hành chưa đảm bảo tính khả thi cao, văn bản ban hành thời gian sống của văn bản khá ngắn. Một số văn bản QLNN ở một số địa phương chưa cụ thể hóa được chủ trương chính sách của Đảng, thậm chí trái với Luật và VBQLNN của cấp trên. Một số

cơ quan xây dựng và ban hành văn bản trái ngược nhau về nội dung làm cho việc thực hiện một chức năng nhất định nào đó của QLNN gặp khó khăn.

Câu 17 Tại sao nói: hoạt động XD&BHVBQPPL là một bộ phận của quá trình sáng tạo pháp luật? Hoạt động đó cần được tiến hành đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nào?

* Như chúng ta đã biết, quá trình sáng tạo pháp luật là hoạt động XD & BHVBQPPL. Quá trình sáng tạo PL bao gồm việc ban hành các VB Luật và cả những VB dưới Luật.

Có thể nói: sáng tạo pháp luật là một hình thức lãnh đạo của Nhà nước đối với xã hội, bao gồm việc quy định, thay đổi và bãi bỏ các QPPL, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoặc do các tổ chức xã hội khác được ủy quyền tiến hành cùng với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề tương ứng.

Hoạt động XD&BHVBQPPL: là việc ban hành những văn bản quy định chi tiết, những hướng dẫn thực hiện pháp luật, những quy định phù hợp với đặc điểm từng lĩnh vực, từng vùng lãnh thổ, nhưng không trái với Hiến pháp và pháp luật.

Sáng tạo pháp luật bao gồm các giai đoạn: + Sáng kiến pháp luật;

+ Lập chương trình xây dựng văn bản QPPL; + Soạn thảo dự án, dự thảo văn bản QPPL;

+ Thẩm tra, thẩm định dự án, dự thảo văn bản QPPL; + Thảo luận và thông qua dự án, dự thảo văn bản QPPL. + Công bố văn bản QPPL;

Trong đó giai đoạn "sáng kiến pháp luật" bao gồm hai hoạt động sáng kiến lập pháp và sáng kiến lập quy. Như vậy, hoạt động XD&BHVBQPPL cũng tham gia vào quy trình sáng tạo pháp luật.

Một vài đặc điểm của hoạt động lập quy:

+ Chủ thể của hoạt động lập quy: chính phủ, các Bộ và chính quyền địa phương;

+ Mang tính phụ thuộc nghĩa là nội dung của hoạt động lập quy không ngoài việc hướng dẫn áp dụng các văn bản cao hơn.

Từ những nội dung nêu trên, chúng ta khẳng định rằng hoạt động XD&BHVBQPPL là một bộ phận của quá trình sáng tạo pháp luật.

*Hoạt động đó cần được tiến hành đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau đây:

Một phần của tài liệu 30 câu hỏi về kỹ thuật soạn thảo ban hành văn bản (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w