Kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp của mô hình lý thuyết với thông tin của thị trường cũng như việc chấp nhận và từ chối các giả thuyết đề ra trong nghiên cứu này đã đưa ra một số ý nghĩa thiết thực cho nhiều đối tượng khác nhau. Các đối tượng liên quan là các doanh nghiệp kinh doanh ngành thực phẩm nói chung và thức uống nước khoáng nói riêng, các công ty thực hiện chức năng hỗ trợ tiếp thị như quảng cáo, khuyến mại, nghiên cứu thị trường, cũng như các nhà nghiên cứu, các lãnh đạo doanh nghiệp khi nghiên cứu về marketing.
Kết quả của mô hình lý thuyết cho thấy, tuy rằng Năm thành phần, đó là (1)
Thái độ (đo lường bằng 3 biến quan sát), (2) Các nỗ lực marketing (giá; chất lượng; hình thức; Khuyến mại; uy tín của thương hiệu); (3) Nhận thức về sự thuận tiện (đo lường bằng 3 biến quan sát); (4) Kiến thức(đo lường bằng 3 biến quan sát) (5) Mức độ sử dụng trong quá khứ. Trong thành phần các nỗ lực marketing chỉ có ba biến quan sát tiếp tục được đưa vào nghiên cứu ( Khuyến mại có hệ số là 0,848 lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của thành phần này 0,843 còn thành phần giá chưa có ý nghĩa thống kê có Sig 0,190.>0,05). Thành phần Nhận thức về sự thuận tiện chưa có ý nghĩa thống kê trong phân tích hồi qui đa biến. Kết quả này cho chúng ta một số hàm ý quan trọng là trong tiêu dùng nước khoáng khách hàng thường quan tâm đến nước khoáng vì họ xem đây là loại nước uống tốt cho sức khỏe. Vì vậy các nỗ lực của doanh nghiệp từ việc thiết kế sản phẩm phẩm đến quảng bá hình ảnh sản phẩm cần nhấn mạnh khía cạnh tác dụng tốt cho sức khỏe của loại sản phẩm này đến với người tiêu dùng.Trong đó: Các nỗ lực marketing: (β= 0,333); Kiến thức về sức khỏe của nước khoáng: (β = 0,295);Mức độ sử dụng trong quá khứ( β = 0,165);;Thái độ sử dụng nước khoáng (β = 0,091).
Ảnh hưởng của thành phần giá, sự thuận tiện lên sở thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm nước khoáng chưa có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể được giải thích bởi sự tích hợp vai trò của nhiều thành phần khác nhau trong kiểm định mô hình nghiên cứu. Ví dụ, nếu kiểm định riêng các thành phần thuộc về nỗ lực Marketing ảnh hưởng lên sở thích thì tất cả chỉ ra có ý nghĩa thống kê. Đồng thời nếu kiểm định các thành phần thuộc về yếu tố cá nhân khách hàng như: nhận thức sự thuận tiên của sản phẩm, thái độ với sản phẩm, kiến thức đối với sản phẩm, mức độ sử dụng trong quá khứ thì kết quả kiểm định đều có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, sự khác biệt trong kết quả
nghiên cứu cần thiết phải được tiến hành kiểm định trên nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau.
Cuối cùng, mô lý thuyết về sở thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm nước khoáng tại Thành Phố Nha Trang sẽ góp phần nhỏ bé bổ sung vào hệ thống lý thuyết về hành vi và sở thích của người tiêu dùng của một doanh nghiệp cụ thể. Các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý kinh doanh trong lĩnh vực thức uống có thể coi mô hình này như một mô hình tham khảo các nghiên cứu của mình ở các nghiên cứu khác, ví dụ nghiên cứu sở thích của người tiêu dùng trong ngành thực phẩm nước uống nói chung tại Việt Nam,…