II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY 1.Tình hình huy đông vốn của công ty
2. Các phương thức huy động vốn tại công ty 1 Giá trị tổng nguồn vốn
2.1. Giá trị tổng nguồn vốn
Như vậy, trong vòng 4 năm qua, giá trị nguồn vốn của Công ty liên tục được bổ sung với tỉ lệ cao. Từ nguồn vốn lúc mới chuyển đổi chỉ xấp xỉ 40 tỷ đồng, Công ty đã nâng tổng nguồn vốn lên gấp đôi (hơn 84 tỷ đồng) vào năm 2009. Đặc biệt năm 2008, tỷ lệ gia tăng nguồn vốn đạt tới 54%;
2.2. Vốn chủ sở hữu
Cơ cấu nguồn vốn của Công ty tương đối ổn định. Trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm phần cơ bản với tỷ trọng lớn hơn 50% (trung bình vốn chủ sở hữu chiếm 27% giá trị tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng). Vốn chủ sở hữu cũng có đóng góp lớn nhất vào sự gia tăng nguồn vốn của Công ty là từ nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu. Liên tục trong 4 năm qua, các chủ sở hữu cùng nhau đóng góp thêm để hỗ trợ cho nhu cầu nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. khác. Đến năm 2005, giá trị vốn góp của chủ sở hữu đạt 50 tỷ đồng, chiếm 60% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận chưa phân phối.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Trong năm 2006, 2007 lợi nhuận được phân phối hết; sang đến năm 2008 và các năm sau đó, nhận thấy nhu cầu vốn ngày càng cao và lợi ích của việc sử dụng lợi nhuận chưa phân phối để tái đầu tư Công ty đã giữ lại phần lớn lợi nhuận sau thuế để đầu tư cho mở rộng sản xuất kinh doanh (cụ thể: năm 2008 giữ lại 48.77% ; năm 2009 giữ lại 41.36%). Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn như vậy là khá cao. Hệ số đòn bẩy tài chính của Công ty chưa đạt tới giá trị bằng 2.
2.3. Vốn tín dụng Ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là loại nguồn vốn quan trọng thứ hai hiện nay đối với Công ty. Tổng nợ dài hạn và nợ ngắn hạn Ngân hàng thường chiếm khoảng 30% tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, trong đó nợ ngắn hạn lại có giá trị cao gấp 2-3 lần giá trị nợ dài hạn. Tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn của Công ty cho thấy một cơ cấu tín dụng chưa hợp lý. Bởi ở bảng cân đối Tài sản, tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Công ty chiếm tỷ lệ lớn hơn gấp 3-5 lần tỷ trọng nợ dài hạn. Điều này cho thấy phần lớn nguồn vốn vay ngắn hạn Ngân hàng được sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định. Sự không phù hợp về thời hạn thanh toán vốn vay và thời gian sử dụng tài sản gây khó khăn cho Công ty trong việc trả lãi và gốc tiền vay.
Bảng3: Tỷ trọng tài sản cố định và nợ dài hạn Ngân hàng (%)
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tỷ trọng tài sản cố định (%) 27.13 34.31 35.57 32.36 Tỷ trọng nợ dài hạn Ngân hàng (%) 8.76 7.05 8.07 8.86
(Nguồn: theo báo cáo tài chính của Công ty)
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Cho đến nay, nguồn vốn này có giá trị nhỏ bé, tỷ trọng dao động trên dưới 1% tổng nguồn do Công ty mới chỉ huy động nguồn này từ hình thức giữ lại một phần lương hàng tháng chuyển sang thanh toán vào năm sau.