0
Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Chính sách thị trường và cạnh tranh

Một phần của tài liệu MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DNV&N Ở NÔNG THÔN (Trang 25 -26 )

M TS NH HỘ Ố ĐỊ ƯỚNG V GI I PH P CH ỦẾ

3.2.3.4. Chính sách thị trường và cạnh tranh

Đối với DNV&N thị trường nội địa chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên các chính sách về phát triển thị trường nội địa mới chỉ tập trung vào các biện pháp hành chính như ngăn chặn nạn buôn lậu và gian lận thương mại. Nhà nước cần sớm có biện pháp bảo đảm thị trường thông qua một chính sách chung nhằm đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng, tránh hiện tượng độc quyền. Cần có sự hỗ trợ thích đáng cho việc giới thiệu quảng cáo, tiếp thị sản phẩm tại các hội chợ qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tạo điều kiện để các DNV&N tham gia đấu thầu thực hiện các dự án của nhà nước bằng cách làm rõ các điều kiện tham gia đấu thầu, công khai hoá các thông tin về kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch mua sắm trang thiết bị... đồng thời cũng cần xem xét việc hình thành các chính sách khuyến khích giữa các doanh nghiệp lớn với các DNV&N. Các doanh nghiệp lớn không chỉ đơn thuần hợp tác kinh tế với các DNV&N mà còn hỗ trợ cho DNV&N thông qua việc ký kết các hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, gia công, phân phối sản phẩm... Mối quan hệ kinh tế bằng hình thức này có tác dụng bảo đảm thị trường, công ăn việc làm cho doanh nghiệp và người lao động, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện việc chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý...

Trong xuất nhập khẩu cần thiết phải có những chính sách phù hợp nhằm tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế. Tăng cường các biện pháp thâm nhập thị trường cho hàng xuất khẩu. Nâng cao trách nhiệm và năng lực

của các cơ quan, tổ chức làm công tác thị trường ở ngoài. Hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường. Tổ chức tốt hoạt động thu nhập và phổ biến thông tin thương mại cho các doanh nghiệp. Tổ chức các cuộc hội thảo, thông tin chuyên đề liên quan đến hoạt động thương mại của doanh nghiệp.

Thực hiện việc miễn, giảm thuế xuất khẩu đối với từng nguồn hàng, cơ cấu hàng, các loại hàng mới hoăc đang thâm nhập thị trường mới, đặc biệt đối với nguồn hàng sử dụng nhiều lao động trong nước.

Hoàn thiện và đơn giản hoá các thủ tục hải quan. Điều chỉnh linh hoạt tỷ giá hối đoái và tạo điều kiện để các DNV&N tiếp cận với thị trường ngoại tệ, với quỹ hỗ trợ xuất nhập khẩu.

Sớm hình thành quỹ tín dụng xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DNV&N Ở NÔNG THÔN (Trang 25 -26 )

×