Pha động trong HPLC đóng góp một phần rất quan trọng trong việc tách các chất phân tích trong quá trình sắc ký nhất định. Mỗi loại sắc ký đều có pha động rửa giải riêng cho nó để có được hiệu quả tách tốt nhưng nhìn chung phải đáp ứng được các điều kiện sau:
• Pha động phải trơ với pha tĩnh.
• Pha động phải hòa tan tốt mẫu phân tích, phải bền vững và không bị phân hủy trong quá trình chạy sắc ký.
• Pha động phải có độ tinh khiết cao.
• Pha động phải nhanh đạt được các cân bằng trong quá trình sắc ký, như cân bằng hấp phụ, phân bố, trao đổi ion tuỳ theo bản chất của từng loại sắc ký.
• Phải phù hợp với loại detector dùng để phát hiện các chất phân tích.
• Pha động phải không quá đắt.
Có thể chia pha động làm hai loại:
v Pha động có độ phân cực cao: có thành phần chủ yếu là nước, tuy nhiên để phân tích các chất hữu cơ, cần thêm các dung môi khác để giảm độ phân cực như MeOH, ACN. Pha động loại này được dùng trong sắc ký pha liên kết ngược.
v Pha động có độ phân cực thấp: bao gồm các dung môi ít phân cực như
xyclopentan, n-pentan, n-heptan, n-hexan, 2-chloropropan,
cacbondisulfua (CS2), chlorobutan, CCl4, toluene....Tuy nhiên pha động một thành phần đôi khi không đáp ứng được khả năng rửa giải, người ta thường phối hợp 2 hay 3 dung môi để có được dung môi có độ phân cực từ thấp đến cao phù hợp với phép phân tích. Sự thay đổi thành phần pha động theo thời gian gọi là rửa giải gradient nồng độ.