Kết quả xác định bậc riêng của O

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xúc tác oxi hóa pha lỏng để xử lý chất hữu cơ khó phân hủy sinh học (Trang 65)

CHƯƠNG 3– KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3.2 Kết quả xác định bậc riêng của O

Bậc riêng của O2 được xác định trong điều kiện nồng độ RB19 và xúc tác không thay đổi, áp suất riếng phần của O2 thay đổi trong các thí nghiệm.

Các phản ứng được tiến hành với các thông số Co = 422,7mg/L, mxt = 3g/0,5L, T=150oC. Phản ứng được khảo sát với các PO2=2, 5, 9, 13atm. Kết quả phản ứng được trình bày trong bảng 3.11 dưới đây:

Bảng 3.11:Sự thay đổi nồng độ RB19 theo thời gian của các phản ứng xác định bậc riêng của O2

Nồng độ RB19 (mg/L) t (phút)

PO2 = 2at PO2 = 5at P O2 = 9at P O2 = 13at

0 (*) 422,7 422,7 422,7 422,7 5 397,5 392,4 387,4 382,3 10 382,3 362,1 347,0 336,9 15 331,8 326,8 311,6 296,5 20 311,6 306,6 296,5 266,2 25 296,5 301,5 281,3 251,0 30 271,2 291,4 261,1 235,9 60 251,0 240,9 220,7 175,3 90 235,9 220,7 180,3 119,7

(*) t=0 (phút) được quy ước là thời điểm hệ đạt nhiệt độ phản ứng

Kết quả ở 10 phút đầu được sử dụng cho các tính toán để xác định bậc riêng của O2.

Bảng 3.12: Kết quả tính biến thiên nồng độ RB19 (ΔC) trong 10 phút đầu

PO2 (atm) lnPO2 ΔC (mg/L) ln(ΔC)

2 0,6931 40,4 3,6989 5 1,6094 60,6 4,1044 5 1,6094 60,6 4,1044 9 2,1972 75,8 4,3275 13 2,5649 85,9 4,4527

Từ bảng tính này có thể rút ra ảnh hưởng của O2 đến tốc độ phản ứng. Áp suất O2 càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn.

Biểu diễn sự phụ thuộc của ln(ΔC) vào lnPO2 trên đồ thị thu được đường biểu diễn trên hình 3.10 như sau:

y = 0.4048x + 3.431R2 = 0.9971 R2 = 0.9971 3.5 4.0 4.5 5.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 lnPO2 ln( Δ C )

Hình 3.10: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của ln(ΔC) vào lnPO2

Từ độ dốc của đường thẳng trên đồ thị hình 3.10 suy ra bậc riêng của O2 là 0,4.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xúc tác oxi hóa pha lỏng để xử lý chất hữu cơ khó phân hủy sinh học (Trang 65)