Hiện nay, sau khi mạng các sàn giao dịch bất động sản được hình thành, cơ cấu thị trường bất động sản ở Việt Nam từng bước đã được hoàn thiện. Tuy nhiên, thị trường BĐS mới hình thành nên không thể tránh khỏi một số tồn tại cần khắc phục. Sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát và chủ trương thực hiện điều chỉnh một số sắc thuế liên quan đến BĐS để hạn chế đầu cơ, giá nhà đất đã giảm 15% -20% và dần trở về giá trị thực của nó. Song để hòan thiện cơ cấu của thị trường đặc biệt này, giải pháp căn cơ nhất phải là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách đảm bảo đồng bộ, thống nhất,
đồng thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, thực hiện các biện pháp để
công khai, minh bạch và lành mạnh các giao dịch trên thị trường BĐS. Bộ
Xây dựng là đơn vị chủ đạo được Thủ tướng giao nhiệm vụ điều phối thị
trường này. Chủ yếu là chính phủ phải hoàn thiện bộ luật hình sự về tội đầu cơ, và có những khung hình phạt cụ thể, nghiêm khắc
Khi đất đai tham gia thị trường bất động sản cũng có nghĩa một bộ
phận lớn dân cư nông thôn lẫn đô thị đều sẽ bị ảnh hưởng. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tư liệu sản xuất với sự chuyển đổi môi trường sống của người dân, nhất là dân nghèo, là điều cần tính đến.
Hiện nay, các giao dịch ngầm về nhà đất chiếm tỷ lệ khá lớn làm cho công tác quản lý và kiểm soát, định hướng thị trường gặp nhiều khó khăn, do
đó, hiện tượng đầu cơ, mua đi bán lại mới xuất hiện tràn lan, làm cho thị
trường bất động sản có lúc bị đẩy vào trạng thái ảo. Hệ quả là mối quan hệ
cung cầu thật sự của mặt hàng này bị khống chế bởi nhiều yếu tố trung gian. Việc điều chỉnh, bổ sung một số loại thuế và lệ phí liên quan đến thị trường
BĐS theo hướng khuyến khích sử dụng có hiệu quả BĐS đang là điều mà các cơ quan chứng năng tính đến.
Ngoài ra chính phủ có thể đưa ra một số giải pháp khác đó là
1. Hạn chế cho vay tín dụng đối với bất động sản. Đây là một giải pháp rất tốt nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ về bất động sản nhằm đội giá của nó lên quá cao sơ với chính giá trị thực.
2. Tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Đây cũng là giải pháp làm cho người dân sẽ không dùng lượng tiền của mình đầu tư vào bất
động sản có độ rủi ro cao hơn là gửi vào ngân hàng. Điều này cũng làm cho thị trường bất động sản sẽ không trở nên sốt như những năm gần đây, đặc biệt là khoảng thời gian trước tết Mậu Tý.
3. Chính phủ dùng ngân sách nhà nước để cứu thị trường chứng khoán, theo nhiều nghiên cứu cho rằng khi thị trường chứng khoán ổn định, giá cổ phiếu tăng ổn định, thì thị trương bất động sản sẽ có những chiều hướng tích cực như không còn sự đầu cơ về bất động sản nữa và từđó chúng ta sẽ dần có một thị trường bất động sản minh bạch.
Tuy nhiên, trong lúc thị trường bất động sản những tháng gần đây có sự kém sôi động, thì cũng không phải là một điều đáng lo. Theo ông Đặng Hùng Võ thì một giải pháp nào đó trong lúc này làm thị trường nhà đất ở
"nóng" trở lại đều là bất khả thi. Điều quan trọng đối với các cơ quan quản lý là tranh thủ thời gian để hoàn chỉnh các công cụ quản lý bằng pháp luật, quy hoạch, tài chính và hành chính sao cho thật tốt để quản lý tốt nhất thị
KẾT LUẬN
Bất động sản là một lĩnh vực tài chính rất quan trọng với các quốc gia nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Bất động sản bây giờ không còn là một phương tiện dùng để xây dựng hay để ở mà ngày nay nó đã trở thành một trong những kênh đầu tư rất hiệu quả và cũng là một phương tiện cất trữ khá an toàn. Thực tế, trong thời gian vừa qua, sự “đóng băng” của thị
trường bất động sản ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không phản ánh thị trường bất động sản ở Việt Nam là khônng có tiềm năng mà đây là một thị trường rất có khả năng phát triển ở trong tương lai. Tuy nhiên để hoàn thành được những mục tiêu về kinh tế vĩ mô của nhà nước thì việc ổn định thị trường bất động sản là một điều rất cần thiết. Chính vì lẽ đó, Nhà Nước, các doanh nghiệp, các tổ chức và các cá nhân có liên quan ở Việt Nam có rất nhiều việc phải làm trong đó phải có sự nỗ lực và sự phối hợp tích cực lẫn nhau
Có thể kết luận rằng, cuộc khủng hoảng tài chính Mĩ do bóng bóng bất
động sản gây ra trong thời gian qua đã làm cho nhiều cường quốc kinh tế
luân chuyển và tác động tới nền kinh tế toàn cầu nhưng đây không phải là nguyên nhân tác động chính tới cơn sốt trên thị trường bất động sản Việt Nam, cơn sốt giá nhà đất ở Việt Nam thời gian qua chủ yếu do nạn đầu cơ,
để giảm hiện tượng này và giữ cho nền kinh tế đất nước phát triển ổn định và bền vững thì cần phải ngăn chặn triệt để nạn đầu cơ không chỉ trong lĩnh vực nhà đất mà còn trong nhiều loại hàng hoá khác. Những bài học rút ra từ
cuộc khủng hoảng Mĩ sẽ là kinh nghiệm quý báu để Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới phát triển nền kinh tế một cách bền vững nhất, tránh những nguồn lợi lớn trước mắt để gây khủng hoảng kinh tế sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Các hướng dẫn mới nhằm làm dịu cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ, http://www.newsvoa.com.
[2] Cuộc khủng hoảng vẫn chưa kết thúc, http://www.vietnamnet.vn .
[3] Khủng hoảng tín dụng ở Mỹ ngốn 945 tỉ đô la, http://www.saigontimes.com.vn.
[4] Những biểu hiện suy thoái của kinh tế Mỹ, http://www.vietnamnet.vn. [5] Tổn thất của một số ngân hàng ở Mỹ, châu Âu sau khủng hoảng thị
trường cho vay dưới tiêu chuẩn và những cảnh báo, http://www.sbv.gov.vn/nghiencuutraodoi.html.
[6] Federal Reserve Bank of St Louis, Understanding Subprime Mortgage Crisis, http://www.google.com.
[7] The US Credit Union National Association, The US Mortgage Crisis, http://www.cuna.org.
[8] The United States Conference of Mayors, The Mortgage Crisis, http://www.globalinsight.com.
[9] Nguồn tài liệu lấy từ một số trang web
www.tuoitre.com.vn www.tienphong.vn www.vietbao.vn www.vtc.vn/kinhdoanh www.chungkhoan247.vn www.tin247.com www.nhaban.com www.metvuong.com www.asset.vn/kinhte/batdongsan/ www.ktdt.com.vn/ www.vnchannel.net www.vnexpress.net www.vntrades.com www.kinhte24h.com/