Nhiệt độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi một số tính chất lý - hóa nước suối Tân Long dưới tác động của nước thải mỏ than Khánh Hòa - tỉnh Thái Nguyên (Trang 31)

Nhiệt độ giữ vai trò rất quan trọng đối với các quá trình sinh hóa diễn ra trong tự nhiên. Những thay đổi về nhiệt độ của nước có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt của chất lượng nước [17]. Nó là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí hậu.

Theo [9] nhiệt độ là điều kiện xác định đặc điểm các quá trình sinh, hóa học, v.v.. diễn ra trong môi trường nước. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự hòa tan oxy và quá trình tự làm sạch nguồn nước. Nước mặt thường có nhiệt độ thay đổi theo môi trường. Ví dụ: ở miền Bắc Việt Nam, nhiệt độ nước thường dao

động từ 13 - 340C, trong khi đó nhiệt độ trong các nguồn nước mặt ở miền Nam

tương đối ổn định hơn 26 - 290

C.

Nghiên cứu biên độ dao động nhiệt độ nước mặt của suối Tân Long từ năm

nước thải (15,7 – 30,4 oC) và bị ảnh hưởng không đáng kể từ chất nước thải mỏ do chênh lệch nhiệt độ giữa nước thải và nước suối là không đáng kể.

Hình 3.5: Biến động nhiệt độ nước mặt theo thời gian và điểm quan trắc

3.2.2. pH

Trong môi trường nước pH là yếu tố ảnh hưởng đến tính tan, độ pha loãng và hoạt tính của chất gây độc (Lê Huy Bá, 2000). Trung bình pH nước tại các điểm khảo sát nằm trong khoảng trung tính từ 5,1 - 8,7. Hầu hết giá trị pH ở các điểm nghiên cứu trên suối Tân Long và cửa xả nước thải mỏ than đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của các loài thủy sinh vật. Kết quả nghiên cứu pH nước mặt của đề tài phù hợp với các báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường về chất lượng nước của tỉnh Thái Nguyên về đánh giá ảnh hưởng chất lượng nước suối Tân Long đến lưu vực Sông Cầu. Giá trị pH từ trung tính đến kiềm (Báo cáo QTHTMT, 2004 đến 2011).

Trung bình pH về mùa đông có khuynh hướng thấp hơn mùa hè, điều này có thể là do sự phân hủy các chất thải từ các nguồn thải mỏ than đổ vào suối, đặc biệt là nước thải của mỏ than Khánh Hòa. Nghiên cứu cho thấy nước thải mỏ than luôn có chỉ số pH axit yếu (5,2 - 6,8) và hàm lượng sunphat khá cao (908,6 – 1699,1mg/l) là những nguyên nhân làm cho nước mặt có độ đục cao. (hình 3.6).

0 5 10 15 20 25 30 35 40 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 N hi t độ (ToC ) Nhiệt độ

Ngoài ra về mùa đông lưu lượng nước suối giảm xuống mức thấp khoảng

(0,39m3/s), lưu lượng nước thải lớn trung bình (3.500 m3/ng.đ) [4] làm cho dòng

thải khi đó chủ yếu là nước thải mỏ, khả năng tự làm sạch của suối giảm, vì vậy pH nước suối sẽ bị ảnh hưởng đáng kể từ nước thải mỏ than.

Hình 3.6: Diễn biến pH nước mặt suối Tân Long thay đổi theo không gian và thời gian

3.2.3. Độ đục

Độ đục của nước là mức độ ngăn cản ánh sáng xuyên qua nước do các chất lơ lửng gây ra.

Nguyên nhân gây ra độ đục của nước là do sự có mặt của các chất rắn lơ lửng, các hạt keo sét, cát hoặc các chất vô cơ, hữu cơ phân tán tinh, xác sinh vật phù du, tập đoàn vi sinh ..Nguồn gốc từ các quá trình xói mòn, rửa trôi đất, xả nước thải và phú dưỡng sông hồ.

Nước có độ đục cao làm tăng khả năng tán xạ và hấp thụ ánh sang, do đó làm tăng nhiệt độ của nước dẫn đến làm mất tính đa dạng thủy sinh, đồng thời làm giảm khả năng truyền qua của ánh sáng dẫn đến làm giảm quá trình tổng hợp quang hóa,

gây giảm ôxy hòa tan. Một đơn vị độ đục là sự cản quang gây ra bởi 1mg SiO2 hòa

tan trong 1 lít nước cất [26].

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

pH

NM - 1 NM - 2

NM - 3 NM - 4

Qua khảo sát, nghiên cứu và lấy mẫu phân tích vào các mùa của năm 2009, 2010 và 2011 cho thấy chất lượng nước suối Tân Long đoạn chảy qua khu vực mỏ than có dấu hiệu ngày càng bị ô nhiễm, cụ thể độ đục của nước suối sau khi tiếp nhận nước thải của mỏ cao lên rõ rệt, năm 2009 độ đục dao động từ (70,4 đến 458 NTU), năm 2010 độ đục dao động từ ( 69 đến 502,9 NTU) và đến năm 2011 độ đục dao động (83 đến 573,7 NTU) (Hình 3.7). Như vậy có thể thấy thường vào các mùa mưa do quá trình sói mòn, rửa lũa đất đá thải cùng với việc nước thải mỏ không xử lý triệt để đã cuốn theo các chất rắn lơ lửng xả vào lưu vực suối khiến cho độ đục rất cao.

Hình 3.7: Diễn biến Độ đục nước mặt suối Tân Long theo không gian và thời

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi một số tính chất lý - hóa nước suối Tân Long dưới tác động của nước thải mỏ than Khánh Hòa - tỉnh Thái Nguyên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)