Nhóm các hoạt động tiêu cực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nitơ và phốtpho trong nước có tải lượng ô nhiễm cao bằng hệ bùn hoạt tính cải tiến (Trang 77)

a. Khai thác gỗ, củi và một số loại lâm sản

Từ khi có chƣơng trình giao khoán bảo vệ rừng, tình trạng khai thác gỗ trái phép đã giảm đáng kể. Hiện nay bà con chủ yếu khai thác gỗ thông để làm nhà, chuồng trại. Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng còn chƣa hợp lý, gây lãng phí gỗ, suy giảm diện tích rừng, tạo nên những khoảng trống lớn và gây phát thải khí CO2 (do quá trình đốt những phần thân cây không sử dụng) ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng.

Hiện nay củi vẫn là nguồn chất đốt chủ yếu của phần lớn các hộ dân trong khu vực, do vậy lƣợng củi khai thác từ rừng hàng năm là tƣơng đối nhiều. Theo kết quả điều tra của Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga tháng 3/2010, trung bình một hộ lấy khoảng 300-400kg củi/tháng. Ngoài ra họ còn đốt than ngay trong rừng để gia đình đun nấu hoặc bán, gây nguy cơ cháy rừng rất cao.

Bên cạnh đó, do đời sống còn khó khăn, trung bình hàng năm có 1-2 tháng thiếu ăn (thực tế thấp hơn do có sự cung cấp lƣơng thực của nhà nƣớc) nên ngƣời dân phải sống dựa vào việc thu hái một số loại lâm sản ngoài gỗ trong rừng nhƣ rau dớn, lan, nấm và săn bắt thú rừng.

b) Canh tác nương rẫy

Nguồn thu chủ yếu của các hộ gia đình trong khu vực là từ nông nghiệp (chiếm 83,4%). Đất sản xuất chủ yếu là nƣơng rẫy, trong đó vẫn còn 41,96ha trong vùng lõi. Cây trồng chủ yếu là bắp, đậu, cà phê. Những năm gần đây, giá trị của cây công nghiệp tăng nhanh nên nhiều diện tích đất và rừng trong vùng đệm gần khu dân cƣ đã và đang đƣợc chuyển đổi sang canh tác cây công nghiệp.

năng suất cây trồng thấp, ngƣời dân lại không chú trọng vào sản xuất do tâm lý trông chờ trợ cấp của nhà nƣớc. Tình trạng đốt nƣơng làm rẫy vẫn còn tồn tại, nhất là ở những nơi gần khu dân cƣ, làm tăng nguy cơ cháy rừng. Hiện nay vẫn còn ngƣời dân sinh sống trong vùng lõi của VQG nên mức độ tác động đến rừng là khá lớn và khó kiểm soát. Mặc dù đã có những quy định về bảo vệ rừng và có ranh giới phân chia đất lâm nghiệp với đất nông nghiệp, nhƣng do nhận thức của ngƣời dân còn thấp và lực lƣợng bảo vệ rừng ở khu vực còn thiếu nên tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp vẫn diễn ra. Tại khu vực làng K’long K’lanh, hàng năm nƣơng rẫy ăn sâu vào rừng nguyên sinh 1 - 2m trải dài hàng kilômét.

b. Xây dựng cơ sở hạ tầng

Việc xây dựng đƣờng liên tỉnh 723 nối liền Nha Trang và Đà Lạt và tỉnh lộ 722 từ Đà Lạt đi Đƣng K’nớ sẽ đƣợc nâng cấp, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực. Tuy nhiên hệ thống đƣờng này đi qua vùng lõi của Vƣờn làm mất đi diện tích rừng nguyên sinh, đã và đang tiếp tục có nguy cơ gây ra tai biến trƣợt lở đất và lấn chiếm đất rừng, gia tăng khai thác lâm sản trái phép. Một số dòng chảy trƣớc đây bị đất đá từ công trình ngăn lại làm ngập một diện tích lớn rừng và hệ quả là hàng trăm héc ta rừng nguyên sinh bị chết đứng. Hệ quả của nó còn ảnh hƣởng lâu dài tới hệ sinh thái rừng ở đây do hiệu ứng biên làm mất hoặc thay đổi sinh cảnh sống của một số loài động, thực vật tron khu vực.

Ngoài ra việc xây dựng đập thủy điện Đa Khai làm ngập một phần VQG và làm tăng sự tiếp cận vào rừng, dẫn tới nguy cơ rừng bị tác động nhân sinh cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nitơ và phốtpho trong nước có tải lượng ô nhiễm cao bằng hệ bùn hoạt tính cải tiến (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)