Định Hướng Quy Hoạch Giao Thông

Một phần của tài liệu Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật – Tự động hóa quản lý áp lực hệ thống cấp nước cho Khu dân cư phía Bắc trục Tân Kỳ Tân Quý (Khu I), P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM. (Trang 52)

VI.1.1. Cơ sở thiết kế

Bản đồ quy hoạch định hướng phát triển xây dựng Khu dân cư phía bắc trục Tân Kỳ Tân Quý (khu I).

Tiêu chuẩn TCVN68-254 Mạng ngoại vi.

Căn cứ theo quyết định của thủ tướng chính phủ số 246/2005/QĐ-TTG ngày 06 tháng 10 năm 2005 phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020.

Định hướng đến năm 2020:

Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Mật độ điện thoại đạt trên 50 máy trên 100 dân trong đó: mật độ điện thoại cố định đạt trên 20 máy/100 dân và mật độ điện thoại di động đạt trên 30 máy/100 dân.

VI.1.2. Xác định chỉ tiêu nhu cầu thông tin

- Dân cư: 40T /100 dân

- Công trình công cộng: 40TB/ha - Giáo dục: 20TB/ha

- Đất tôn giáo: 20T /ha - Công viên: 2 T /ha - Dự phòng 20%

VI.2.Tính Toán Nhu Cầu Sử Dụng Thông Tin Đô Thị

Khu quy hoạch được chia làm 6 khu để tính nhu cầu.

Bảng tính toán nhu cầu thông tin cho từng khu: xem phụ lục Bảng tổng hợp nhu cầu nhu cầu toàn đô thị: bảng…

KHU THUÊ BAO DỰ PHÒNG 20% TỔNG

I 1092 218 1310 II 1285 214 1499 III 1541 308 1849 IV 2057 411 2468 V 1188 238 1426 VI 857 172 1029 TỔNG 8020 1561 9581

SVTH: Nguyễn Tấn Phát GVHD: ThS Võ Anh Tuấn

VI.3.Lựa Chọn Nguồn Cung Cấp Thông Tin Liên Lạc

Trong khu quy hoạch có sẵn bưu điện phường ình Hưng Hòa là một tổng đài cung cấp thông tin liên lạc cho toàn khu.

Vị trí tổng đài: tổng đài nằm trên đường Tân Kỳ Tân Quý, gần giao lộ QL1A.

VI.4.Vạch Tuyến Mạng Lưới Thông Tin Liên Lạc

 Từ bưu điện ình Hưng Hòa kéo 5 tuyến dây cáp đồng, loại cáp song hành 0.4mm phân bố cho các phân khu:

 Tuyến 1: 2400 đôi, cung cấp cho khu V và khu VI.

 Tuyến 2: 2400 đôi, cấp 2200 đôi cho khu IV và cấp 200 đôi cho khu V.  Tuyến 3: 1800 đôi, cấp 1500 đôi cho khu II và 300 đôi cho khu IV.  Tuyến 4: cấp 1400 đôi cho khu I.

 Tuyến 5: cấp 2000 đôi cho khu III.

 Dung lượng các tủ phân phối: 200-500 đôi.

 Chiều dài tối đa của các tuyến không quá 3.5km để đảm bảo đảm bảo tiêu hao đường dây nhỏ hơn hoặc bằng 7d và điện trở vòng không quá 1200 Ohm.

SVTH: Nguyễn Tấn Phát GVHD: ThS Võ Anh Tuấn

CHƯƠNG VII: TỔNG HỢP ĐƯỜNG DÂY ĐƯỜNG ỐNG MẠNG

LƯỚI HẠ TẦNG KỸ THUẬT

VII.1.Yêu Cầu Quy Hoạch Không Gian Ngầm Đô Thị

 Phải đảm bảo sử dụng đất hợp lý tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo kết nối tương thích và đồng bộ, an toàn các công trình ngầm và giữa công trình ngầm với các công trình trên mặt đất, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường và nguồn nước ngầm, kết hợp chặt chẽ với các yêu cầu về an ninh và quốc phòng.

 Lựa chọn hình thức bố trí phù hợp với từng loại đô thị và xu hướng phát triển lâu dài.

 Có chiều sâu và khoảng cách chiều ngang không ảnh ưởng lẫn nhau.

 Việc đấu nối phải đảm bảo thuận tiện, an toàn và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

VII.2. Nguyên Tắc Bố Trí Các Hạng Mục Kỹ Thuật Ngầm

Nên bố trí ở vỉa hè để thi công thuận tiện, quản lí dễ dàng.

Các công trình ngầm nên bố trí song song với tim đường và các chỉ giới xây dựng. Nên bố trí công trình ngầm bên vỉa hè có nhiều nhánh rẽ vào các công trình xây dựng. Trong phạm vi sau đây không nên bố trí các công trình ngầm:

- Dãy mép ngoài bó vỉa 1.0m (trên phần xe chạy) và trong bó vỉa 0.4m; - Trong phạm vi cách cây thân gỗ 1.0m.

- Dãy mép công trình xây dựng 0.5 - 1.0m. - Dưới móng các cột điện;

Trình tự bố trí nên dùng tính từ chỉ giới đường đỏ: - Cáp thông tin;

- Cáp điện; - Ống cấp nước;

- Cống thoát nước bẩn; - Cống thoát nước mưa;

Mỗi loại công trình ngầm được bố trí ở vị trí có chiều sâu nhất định để giải quyết thỏa đáng chỗ giao nhau giữa chúng:

Tận dụng không gian dưới đất, cần bố trí gọn, chặt. Đảm bảo dễ dàng thi công, sửa chữa.

SVTH: Nguyễn Tấn Phát GVHD: ThS Võ Anh Tuấn Khi có mâu thuẫn trong bố trí, cần căn cứ vào tình hình cụ thể mà giải quyết theo một số nguyên tắc sau:

- Công trình mới phải “nhường” cho công trình có sẵn. - Công trình tạm phải “nhường” cho công trình vĩnh cửu.

- Đường ống có đường kính nhỏ phải “nhường” cho đường ống có đường kính lớn hơn.

- Công trình dễ thi công phải “nhường” cho công trình khó thi công.

- Dùng hai đường ống bằng gang hay ống bê tông cốt thép có kích thước nhỏ hơn thay thế đường ống đường kính lớn để giảm chiều cao đặt ống.

- Dùng đường ống bầu dục thay thế đường ống tròn. - Cho đường ống đi qua giếng kiểm tra của ống tự chảy.

Bố trí đường dây đường ống phải tuân theo khoảng cách tối thiểu về chiều ngang và chiều đứng giữa các hạng mục dựa trên QCXDVN về khoảng cách tối thiểu giữa các công trình ngầm đô thị.

VII.3. Quy Hoạch Và Bố Trí Các Hạng Mục Hạ Tầng

Dựa vào điều kiện cụ thể của đô thị và các yêu cầu, nguyên tắc trên mà tiến hành quy hoạch và bố trí các hạng mục hạ tầng hợp lý, đúng kỹ thuật và tiêu chuẩn:

- Bố trí từng hạng mục riêng trên vỉa hè.

- Đi ngầm toàn bộ các hạng mục để đảm bảo mỹ quan đô thị.

- Với đường có vỉa hè hẹp, cống thoát nước mưa được đặt dưới đường. - Chiều sâu chôn cống, ống:

- Cấp nước (tính tới đỉnh ống): 0.7m.

- Cống thoát nước mưa: chiều sâu chôn cống ban đầu của (tính tới đỉnh cống): 0.8m. - Cống thoát nước bẩn: chiều sâu chôn cống ban đầu của (tính tới đỉnh cống): 1.5m. - Cấp điện: 0.5m.

- Thông tin liên lạc: 0.5m.

- Khoảng cách giữa các đường ống theo chiều ngang: giữa cấp nước và nước thải, nước mưa là 1m, còn lại là 0.5m.

SVTH: Nguyễn Tấn Phát GVHD: ThS Võ Anh Tuấn

PHẦN 3 – THIẾT KẾ CHUYÊN NGÀNH CẤP NƯỚC CHƯƠNG I: THIẾT KẾ KỸ THUẬT MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC

– TỶ LỆ 1/500

I.1. Số Liệu – Chỉ Tiêu Thiết Kế I.1.1. Các số liệu tính toán

Khu đất thiết kế có diện tích: 8.12(ha). Dân số: 890 (người).

Trung tâm văn hóa quận: 3.48 (ha).

I.1.2. Chỉ tiêu tính toán

Các chỉ tiêu tính toán thiết kế 1/500 cho khu vực trên tương tự như trong giai đoạn thiết kế 1/2000, áp dụng theo TCVN 33-2006 cho đô thị loại đặc biệt, và dựa theo định hướng quy hoạch của quận ình Tân.

 Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt: 200(l/người-ng.đ);

 Chỉ tiêu nước cho tưới đường, quảng trường là : 10% lưu lượng sinh hoạt;  Tiểu thủ công nghiệp: 10% lưu lượng sinh hoạt;

 Khách vãng lai: 10 % lưu lượng sinh hoạt;  Trung tâm văn hóa quận: qvh = 4 (l/m2 sàn.ngđ)  Chỉ tiêu nước rò rỉ dự phòng: 20% lưu lượng hữu ích.

I.2. Vạch Tuyến Mạng Lưới

Trong giai đoạn Quy hoạch chung đã thiết kế ống cấp nước ở xung quanh khu vực nên các tuyến ống cấp nước trong tiểu khu sẽ đấu nối từ các đường ống này để dẫn nước cung cấp tới các đơn vị dùng nước.

- Nguồn cấp nước:

Nguồn cấp nước cho khu thiết kế được lấy trực tiếp từ 1 điểm trên đường ống

trên đường Tân Kỳ Tân Quý. - Nguyên tắc vạch tuyến:

+ Mạng lưới cấp nước phải bao trùm được các điểm dùng nước trong khu dân cư và các khu chức năng khác thuộc khu thiết kế.

+ Đảm bảo khả năng chuyển tải đủ lưu lượng nước yêu cầu tại khu vực ống đi qua.

+ Phù hợp với qui hoạch khu vực, quy hoạch tổng thể 1/2000. + Chiều dài tuyến ống dẫn đến hộ tiêu thụ ngắn nhất.

SVTH: Nguyễn Tấn Phát GVHD: ThS Võ Anh Tuấn - Lựa chọn vật liệu ống: sử dụng ống uPVC.

I.3. Tính Toán Nhu Cầu Sử Dụng Nước I.3.1. Lưu lượng nước sinh hoạt:

1000 . f N q QngàySH tb   

Trong đó: q – Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt: 200(l/người-ng.đ) (theo TCVN 33- 2006).

N – số dân tính toán trong khu thiết kế, N=890(người) F – tỷ lệ dân được cấp nước: 100%

3 ày. 200 890 1 213.6( / . ) 1000 SH ng tb Q   m ng d  

Theo TCVN 33-2006: Kngày max=1.1÷1.2. Chọn Kngày max=1,2.

3

ày.max ày. ày ax 213.6 1.2 256.3( / . )

ng ng tb ng m

QQK    m ng d

I.3.2. Lưu lượng nước tưới cây, rửa đường

Lưu lượng tưới cây, rửa đường lấy 10% lưu lượng nước sinh hoạt

SH ngày.max

Qtuoi=10%×Q =0.1×256.3=25.6 (m3/ngđ).

I.3.3. Lưu lượng cho tiểu thủ công nghiệp

Lưu lượng tiểu thủ công nghiệp lấy 10% lưu lượng nước sinh hoạt.

SH ngày.max

Qttcn=10%×Q =0.1×256.3=25.6 (m3/ngđ).

I.3.4. Lưu lượng cho khách vãng lai

Nhu cầu dùng nước cho khách vãng lai chiếm 10% lưu lượng nước sinh hoạt trong khu.

SH ngày.max

Q =10%×Qkvl =0.1×256.3=25.6 (m3/ngđ).

I.3.5. Lưu lượng công trình văn hóa quận

Trung tâm văn hóa quận lấy tiêu chuẩn dùng nước theo QCXDVN 01:2008 : lấy qcc = 4 (l/m2 sàn.ngđ) Với thông số: + Diện tích: 3.48 ha + Mật độ xây dựng: 30% + Tầng cao trung bình: 3 . 4 34800 30 3 Q = =125280 100 CTCC Q    (l/ngđ) = 125.3 (m3/ngđ).

SVTH: Nguyễn Tấn Phát GVHD: ThS Võ Anh Tuấn

I.3.6. Tổng lưu lượng hữu ích của khu

.max 256.5 25.6 25.6 25.6 125.3 458.6

huuich sh tuoi ttcn kvl vh

QQQQQQ       (m3/ngđ).

I.3.7. Lưu lượng thất thoát và dự phòng

Lưu lượng thất thoát và dự phòng của khu lấy 20% lưu lượng hữu ích: 0.2 0.2 458.6 91.7

rrdp huuich

Q  Q    (m3/ngđ)

I.3.8. Tổng lưu lượng cần cấp cho khu

458.6 91.7 550.3

huuich rrdp

QQQ    (m3/ngđ)

I.3.9. Xác định hệ số không điều hòa giờ lớn nhất

Kgiờ.max = αmax x βmax

Theo TCXDVN 33-2006, ta có:

- Đô thị loại đặc biệt, chọn αmax = 1.2 - Với dân số 18000 người, lấy βmax = 1.22  Kgiờ.max = αmax x βmax = 1.2 x 1.22= 1.46

Thống kê lưu lượng nước tiêu thụ theo giờ trong ngày dùng nước lớn nhất: Phụ lục 7 – Bảng 1.

Biểu đồ giờ dùng nước trong ngày dùng nước lớn nhất:

2.50 2.50 2.50 2.50 2.86 4.19 5.02 5.18 5.54 4.98 5.33 5.02 5.33 4.25 4.15 4.72 5.18 4.86 5.07 4.19 4.09 3.73 3.27 3.02 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 %Qngđ Giờ BIỂU ĐỒ DÙNG NƯỚC

SVTH: Nguyễn Tấn Phát GVHD: ThS Võ Anh Tuấn

I.4. Thủy Lực Mạng Lưới

Từ bảng nhu cầu dùng nước trong ngày dùng nước lớn nhất, ta xác định được lưu lượng giờ max: Q=30.5 (m3

/h) = 8.3 l/s.

Khu đất có đặc trưng là diện tích đất ở ít, phần trung tâm văn hóa chiếm phần lớn, chiều dài đường ống không lớn.

Tra bảng thủy lực ta chọn được cỡ ống D100 với v=1.3 m/s, thỏa vận tốc kinh tế. Trong trường hợp có cháy, cho phép nước chảy trong ống tới vận tốc 3m/s.

I.5. Các vật tư và phụ tùng trên mạng I.5.1. Đồng hồ tổng

Sử dụng đồng hồ điện từ với khả năng đo đếm chính xác, và thu thập dữ liệu lưu lượng để phân tích mạng lưới.

I.5.2. Van xả cặn

Dùng để xả cặn bẩn khi tẩy rửa đường ống hay xả kiệt một đoạn ống nào đó để sửa chữa. Van xả bùn cặn được đặt ở điểm có cao độ thấp nhất trong khu vực thiết kế và được đặt trong giếng thăm để thuận tiên cho việc theo dõi và quản lý, vận hành.

Ngoài ra, có thể xả cặn thông qua một số vị trí trụ cứu hỏa ở cuối tuyến.

I.5.3. ống uPVC

Ống sử dụng trong mạng lưới thiết kế có đường kính D100mm, vật liệu ống được sử dụng là uPVC.

I.5.4. Trụ cứu hoả

Đặt dọc theo đường phố, hoặc ở các ngã ba, ngã tư, khoảng cách giữa hai trụ cứu hoả là 100 – 150m. Có thể đặt trên vỉa hè hoặc mép đường để lấy nước chữa cháy từ mạng lưới cấp nước đô thị.

I.5.5. Van cổng

Van cổng hai chiều dùng để đóng mở điều tiết dòng chảy, cô lập vùng, đoạn ống.

I.5.6. Hố van

Các công trình trên tuyến như hố van, hố van xả khí, hố van xả cặn,… được cấu tạo bằng bê tông mac 250, cốt thép nhóm CI, CII.

Hố van được thiết kế dạng kín để đảm bảo tuổi thọ các thiết bị bên trong hố, phần bê tong nằm trong đất được quét lớp bitum nóng.

SVTH: Nguyễn Tấn Phát GVHD: ThS Võ Anh Tuấn

I.5.7. Các phụ tùng nối ống

Ký hiệu viết tắt các mối nối: + E, F: miệng bát. + B: mặt bích. + U: đầu trơn.

Tê: sử dụng tê hai mặt loe, một mặt bích.

Cút: là phụ kiện để chuyển hướng đoạn ống với các loại góc quay của cút là: 1/4. 1/8, 1/16.

SVTH: Nguyễn Tấn Phát GVHD: ThS Võ Anh Tuấn

CHƯƠNG II:TỰ ĐỘNG HÓA QUẢN LÝ ÁP LỰC HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

II.1. Thực Trạng Về Thất Thoát Nước

Thất thoát nước là vấn đề nan giải trọng hệ thống mạng lưới cấp nước hiện nay. Đặc biệt là ở TPHCM, có tỷ lệ thất thoát nước cao nhất cả nước với 36.54% trong năm 2012, gây lãng phí tài nguyên nước sạch và giảm doanh thu của các công ty cấp nước. Một nguyên nhân khiến cho tỷ lệ thất thoát nước của TPHCM khá cao là do hệ thống đường ống xuống cấp, không chịu nổi áp lực mạng lưới, mà vấn đề thay thế mới đường ống cần một chi phí rất lớn. vì thế tìm giải pháp để hạn chế thất thoát nước là cực kỳ quan trọng và cấp bách.

II.2. Định Nghĩa Thất Thoát – Thất Thu Nước

Nước thất thoát – thất thu hay còn gọi là nước không doanh thu (NRW – Non Revenue Water) là lượng nước sạch (sau xử lý) đưa vào mạng lưới cấp nước nhưng không thu được tiền.

Lượng nước thất thoát thất thu:

= Lượng nước vào mạng lưới cấp nước–Lượng nước có thu tiền

hành ph n lượng nước có thu tiền bao g m: Lượng nước tiêu thụ có đồng hồ có hoá đơn (bao gồm cả lượng nước nhập khẩu) hoặc lượng nước tiêu thụ không có đồng hồ nhưng có hoá đơn.

hành ph n nước thất thoát – thất thu bao g m: Lượng nước tiêu thụ hợp pháp không có hoá đơn, thất thoát vô hình và thất thoát hữu hình.

 Lượng nước tiêu thụ hợp pháp không hoá đơn: bao gồm lượng nước tiêu thụ có đồng hồ không có hoá đơn và lượng nước tiêu thụ không có đồng hồ không có hoá đơn (ví dụ như lượng nước sử dụng trong công tác phòng cháy chữa cháy…).

 Lượng nước thất thoát bao gồm:

 Thất thoát nước vô hình: là loại thất thoát phát sinh từ hoạt động điều hành, quản lý như các sai số từ đồng hồ đo, các sai số trong quá trình đọc số, tính cước…, thất thoát do đấu nối sử dụng nước bất hợp pháp và gian lận trong sử dụng nước của khách hàng.

 Thất thoát hữu hình: là loại thất thoát phát sinh từ rò rỉ trong hệ thống phân phối nước.

Tỷ lệ nước thất thoát - thất thu (%) =

Lượng nước vào mạng lưới(m3

) – Lượng nước có thu tiền(m3)

Lượng nước vào mạng lưới(m3

SVTH: Nguyễn Tấn Phát GVHD: ThS Võ Anh Tuấn Nước thất thoát – thất thu là vấn đề không thể tránh khỏi trong hoạt động sản xuất và cung cấp nước sạch của các đơn vị cấp nước.

Bảng II.1: BẢNG CÂN BẰNG NƯỚC

Một phần của tài liệu Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật – Tự động hóa quản lý áp lực hệ thống cấp nước cho Khu dân cư phía Bắc trục Tân Kỳ Tân Quý (Khu I), P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM. (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)