Bảng 2.4: Tình trạng thiếu lương thực tại các địa bàn nghiên cứu ……………

Một phần của tài liệu Đời sống của người dân nghèo, cận nghèo đô thị dưới tác động của lạm phát (Trang 38)

.6 6 .1 8 .3 4 1 .7 7 3 .9 5 3 .6 6 3 .9 6 0 .6 0 20 40 60 80 100 Ăn uống Mặc Xăng xe Mua sắm đồ dùng Xây, sửa nhà cửa Đầu tư SX Hiếu hỷ Đóng quỹ Đầu tư cho học hành Chi khám, chữa bệnh

Chi tiêu

%

Cùng tham gia vào đời sống của người nghèo với tư cách của 2 công đoạn đầu vào và đầu ra, tuy nhiên thu nhập và chi tiêu của người nghèo có những đặc trưng hết sức khác nhau. Trong khi thu nhập mang đặc trưng: thấp, đơn điệu, và bấp bênh thì chi tiêu lại cao, đa dạng và thường xuyên. Số liệu trên biểu đồ thể hiện rất rõ điều này. Do vậy, người nghèo thường khá giỏi trong việc “co kéo” để cố đủ no, ấm chứ khó có thể đảm bảo đủ ấm, đủ no mà không cần “co kéo”.

Rõ ràng, cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình nghèo và cận nghèo ở khu vực đô thị khá đa dạng với nhiều khoản chi cho: ăn uống, hiếu hỉ, học hành, chăm sóc sức khoẻ và phục vụ sản xuất. Trong đó, chi tiêu cho ăn uống dẫn đầu (98,9% số người được hỏi có chi tiêu cho khoản này và 75,6% chọn ăn uống là khoản ưu tiên số 1 trong gia đình họ), tiếp theo là chi hiếu hỷ (73,9%); học hành (63,9%); khám chữa bệnh (60,6%)…Các nghiên cứu đã chỉ ra người nghèo dành phần lớn thu nhập của mình cho

ăn uống, trong khi nhóm hàng lương thực thực phẩm là lá cờ đầu trong rổ hàng hoá của lạm phát. Bản thân họ lại không “tự túc” được lương thực. Do đó, giá lương thực tăng họ không những không có lợi, thậm chí là nhóm chịu thiệt hại nặng nề nhất. Lạm phát khiến người nghèo lún sâu vào “vòng luẩn quẩn” của nghèo đói và tăng giá. Để sinh tồn người nghèo buộc phải xoay sở và câu chuyện ứng phó của họ với lạm phát sẽ cho thấy họ nghèo như thế nào ngay trong cách thức ứng phó của họ.

2.1.3. Tình trạng vay mượn của các hộ gia đình nghèo.

Vay mượn là một biểu hiện của quan hệ xã hội, cũng là một biểu hiện của sự tương trợ trong cộng đồng. Đối với người nghèo, vay mượn là câu chuyện mang tính lịch sử, cũng là câu chuyện mang tính thời sự. Do đặc trưng thu nhập bấp bênh cùng với hàng loạt các khoản chi chất đống, nếu không cậy nhờ đến sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, có thể cả những người nghèo như mình, thậm chí hơn mình rất khó để người nghèo có thể xoay sở với những khó khăn trong cuộc sống của gia đình họ. Tuy nhiên, có những sự giúp đỡ là miễn phí cũng có những sự giúp đỡ không miễn phí. Khi người nghèo cậy nhờ nhiều vào các nguồn giúp đỡ không miễn phí đặc biệt của những người cho vay lãi, cũng có nghĩa họ đặt cược cả khả năng thoát nghèo của gia đình mình, đôi khi của cả con cháu họ. Khi giá tăng, mọi khó khăn đều được nhân lên gấp bội điều đó buộc người nghèo phải cậy nhờ vào sự giúp đỡ của người khác, dù muốn hay không.

Vay tiền:

Tình trạng vay tiền diễn ra khá phổ biến tại các địa bàn khảo sát, có tới 65% số hộ được hỏi trả lời có vay mượn tiền trong 6 tháng vừa qua. Tỷ lệ này ở đô thị Hà Nội là cao nhất 71,7%, ở Sơn La và Hoà Bình có tỷ lệ tương đương 61,7%. Khi đi vay tiền cả người vay và người cho vay thường nói đến mục đích vay tiền, tuy vậy với người nghèo, mục đích của họ về bản chất không có sự thay đổi, chỉ có thể thay đổi ở lĩnh vực chi tiêu. Nhìn vào phần giản trình lĩnh vực vay tiền của người nghèo của người nghèo có thể biết được ít nhất 3 vấn đề: (i) mục đích vay tiền của người nghèo là gì, (ii) cuộc sống của người nghèo đang khó khăn đến mức nào và (iii) độ lớn của các khoản vay mượn của họ.

Biểu đồ 2.5: Mục đích vay tiền của các hộ gia đình (%) 43.6 15.4 6.8 12.1 35 40.2 21.4 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 % Mua LT_TP Làm nhà, sửa nhà Mua sắm đồ dùng đắt tiền Lo việc hiếu hỷ Đầu tư học hành Khám, chữa bệnh Đầu tư cho sản xuất

Những chi tiêu tưởng chừng như “vụn vặt” đối với nhiều hộ gia đình bình thường khác nhưng lại thật khó khăn đối với các hộ gia đình nghèo. Cũng chẳng có mục đích chi tiêu gì lớn lao như mua sắm đồ dùng đắt tiền hay làm nhà, sửa nhà, bởi số tiền vay của họ chỉ chủ yếu nhằm để giải quyết những nhu cầu bình thường của cuộc sống như ăn uống, khám chữa bệnh. Đây cũng là một căn cứ để có thể xác định về “giá trị kinh tế” của các khoản vay này, thông thường là thấp, mang tính chất “vay nóng”.

Với mục đích trên nên phần lớn người nghèo vẫn tìm kiếm và sử dụng những nguồn vốn vay quen thuộc như họ hàng (41,9%); bạn bè, hàng xóm (40,2%) hay cậy nhờ đến sự giúp đỡ của bố mẹ, anh chị em ruột (41,9%). Có một thực tế phải thừa nhận khả năng quay vòng vốn vay của người nghèo là tương đối giỏi, mặc dù ai cũng biết mỗi lần “xoay vốn” là một lần họ khó khăn như thế nào. Tại Việt Nam, khi khó khăn về tài chính, người dân ít “nhờ cậy” đến Ngân hàng dù Ngân hàng rất nhiều tiền và cho dù họ có riêng một Ngân hàng của mình (Ngân hàng chính sách xã hội). Một phần vì thủ tục, một phần khác liên quan tới đặc điểm văn hoá của người Việt. Đối với người nghèo những đặc trưng này càng được thể hiện rõ. Do đó, dễ hiểu khi chỉ có 26,5% hộ nghèo và cận nghèo tìm đến nguồn vốn vay ngân hàng, ít hơn đáng kể so với các kênh vay vốn khác. Tuy vậy, con số này cũng có thể nói lên 2 điều: (i) khả năng tiếp cận với các chính sách vay vốn của người dân nghèo còn hạn chế hoặc (ii) vốn vay nhỏ và thiếu khả năng chi trả nên nhiều người dân cũng trở nên e dè trong việc tìm kiếm đến hình thức vay vốn này. “Mình thì có thuộc diện được vay nhưng chúng tôi cũng không dám vay vì vay thì phải làm ăn. Vay mà ăn đi thì làm thế nào. Vay để ăn rồi đến lúc

không có cái gì trả thì mình cũng nghĩ là không làm ăn buôn bán gì. Thôi các con nó cho đồng nào thì tiêu đồng đấy. Sợ lắm. Bây giờ mình cũng già rồi, những người không biết làm. Chẳng hạn như lúc không giả được thì lấy tiền con, lúc mất cả nhà rồi thì biết ở vào đâu, nghĩ là như thế nên tôi cũng chẳng vay mượn gì.”(Nữ, hộ nghèo phường Thái Bình, tỉnh Hoà Bình)

Rõ ràng, vay ở đâu và vay để làm gì là 2 nội dung chính trong câu chuyện vay tiền của người nghèo, qua đó phần nào có thể biết họ đang sống thế nào, họ xoay trở với cuộc sống của mình ra sao. Để ứng phó với những lo toan về thu nhập và chi tiêu, để đảm bảo trang trải cho những nhu cầu của cuộc sống, người nghèo phải vay tiền. Nhưng họ còn nghèo cả “vốn xã hội”, do đó muốn vay được tiền cũng không phải chuyện dễ dàng. Vay mượn tiền đã rất khó khăn, nhưng trả được nợ cũng rất khó khăn. Do vậy, tại nhiều hộ nghèo “tài sản” được thế hệ trước để lại cho thế hệ sau đôi khi không phải là tiền bạc, ruộng đất, nhà cửa…mà lại là những món nợ. Những món nợ đi qua nhiều thế hệ.

Vay lương thực:

Có không ít các hộ gia đình tại khu vực khảo sát vẫn còn duy trì hoạt động nông nghiệp nhưng họ cũng là những người thường xuyên đi vay lương thực bởi sản lượng lương thực thu về thường không đủ ăn. Điều này càng củng cố thêm những điểm đối lập trong kết luận về sự hưởng lợi của người nghèo, nông dân nghèo khi giá lương thực tăng cao. Theo kết quả khảo sát, có khoảng 1/3 số hộ khảo sát phải vay lương thực trong 6 tháng đầu năm 2008. Trong đó, hầu hết vay lương thực để ăn (94,5%). Khác với việc vay mượn tiền, phần lớn các hộ gia đình khi cần vay lương thực đều tìm cách cắm chịu ở các quán quen thuộc. Và tình trạng này diễn ra gần như hầu hết các tháng trong năm.

Bảng 2.4: Tình trạng thiếu lương thực tại các địa bàn nghiên cứu

Số tháng vay lương thực Hà Nội Hòa Bình Sơn La Tổng

1-2 tháng 0 14 11 25

3-5 tháng 0 4 2 6

6 tháng 4 12 7 23

Tỷ lệ hộ gia đình phải vay lương thực trong 6 tháng đầu năm 2008 cũng có sự khác biệt giữa các cộng đồng. Ở đô thị Hà Nội, chỉ có 4 hộ (chiếm 6,7%) tổng số hộ

phải vay lương thực, tuy nhiên tất cả các hộ này tháng nào cũng phải vay. Ở Sơn La là 53,4% và phần lớn các hộ vay từ 1-2 tháng (55%). Con số này ở Hoà Bình thấp hơn một chút là 34,5% và tập trung ở mức 1-2 tháng (46,7%).

Để duy trì cuộc sống và ứng phó với tình trạng giá cả tăng cao, không ít người dân nghèo đã phải tìm cách vay mượn dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó việc vay tiền diễn ra phổ biến hơn so với việc vay lương thực, thực phẩm ở các khu vực đô thị. Tuy nhiên, xét đến cùng, mục đích vay tiền chủ yếu cũng để mua lương thực - thực phẩm. Sự khác biệt nói trên đơn giản vì số quán cho cắm lương thực không nhiều bằng số hộ mà người nghèo có thể vay tiền, mặt khác ngoài nhu cầu vay tiền chi cho lương thực, thực phẩm người nghèo còn có nhu cầu chi tiêu khác. Cuối cùng vay tiền để mua lương thực khác với cắm lương thực trực tiếp ở vị thế của người mua và người bán.

Những phân tích trên đây là những phác hoạ nhanh bức tranh thực tế cuộc sống của những người dân nghèo, cận nghèo đô thị. Thu nhập thấp, đơn điệu, bấp bênh cộng với khó khăn dồn dập, chồng chất của các khoản chi tiêu xen kẽ với việc trang trải nợ nần là những thách thức hiển hiện hàng ngày trong cuộc sống của các hộ nghèo. Những đặc trưng này có mối quan hệ qua lại với lạm phát, góp phần gia giảm thêm những tác động của lạm phát đến đời sống của họ, đồng thời cũng tác động vào cách thức ứng phó của các nhóm nghèo với lạm phát.

2.2. Tác động của lạm phát đến đời sống của người dân nghèo, cận nghèo đô thị

2.2.1. Tình hình lạm phát trên thế giới và trong nước

a. Tình hình lạm phát trên thế giới.

Giá cả tăng cao là một hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Tuy nhiên, khi bão giá kéo dài triền miên và mang tính toàn cầu thì đó lại là một câu chuyện rất khác. Khi đó vấn đề cần quan tâm không chỉ dừng lại ở câu chuyện giá tăng bao nhiêu, mặt hàng nào tăng giá nhiều nhất bởi đời sống của người dân mới là vấn đề đáng quan tâm hơn cả, nhất là của các nhóm nghèo.

Tuy không có một thống kê chính thức nhưng có thể thấy lạm phát là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2008 ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Lạm phát đã làm điên đảo nền kinh tế toàn cầu, ngay tại thời điểm mở đầu của năm mới, thế giới bàng hoàng trước một cơn bão giá, hàng loạt các mặt hàng đều tăng giá vùn vụt, đặc biệt là giá lương thực. Đã có ít nhất 37 quốc gia trên thế giới đã phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng về lương thực. Tháng 4/2008, giá gạo đột ngột

tăng giá từ 550 USD/tấn lên 760 USD/tấn rồi 1.000 USD/tấn đã khiến hàng triệu người dân trên khắp thế giới đứng trước nguy cơ thiếu đói lương thực [38]. Tại châu Á, lạm phát đã lên tới mức 7,5% - gần bằng mức cao nhất trong 9 năm qua. Nhiều quốc gia trong khu vực này đã phải đối diện với những sức ép lớn của tình trạng lạm phát. Trong tháng 5/2008, tỷ lệ lạm phát của Indonesia trên 10%, Philippin (9,6%); Ấn Độ là 8%, Thái Lan là 7,6%, ngay cả Singapo quốc gia có nền kinh tế vững mạnh cũng có mức lạm phát cao nhất trong 26 năm nay ở quốc gia này là 7,5% [31].

Tại khu vực châu Âu, lạm phát ở Anh là 4,4% - cao nhất trong vòng 16 năm trở lại đây; ở Italy lạm phát cũng lên tới 4,1% - mức cao nhất trong vòng 12 năm qua và tại Tây Ban Nha, lạm phát cũng đạt tới đỉnh điểm của 11 năm trở lại đây với tỷ lệ 5,3%.

Lạm phát cũng đã gây tác động ngay cả ở những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tại Mỹ, giá tiêu dùng tăng 5% đã trở thành nguyên nhân chính khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải giảm lãi suất hơn một nửa để giúp nền kinh tế thoát khỏi bờ vực của suy thoái. Trong khi đó, ở Nhật Bản, đã có thời điểm lạm phát đạt mức kỷ lục 1,9% khi giá tiêu dùng tăng liên tiếp trong 9 tháng [34].

Mọi quốc gia, mọi nền kinh tế trên thế giới, dù đã phát triển, đang phát triển hay kém phát triển đều cảm thấy quan ngại trước tình hình này. Mức lạm phát chung của cả thế giới năm 2008 lên tới 5,8% so với 3,5% của năm 2007 và là mức lạm phát tăng nhanh nhất trong vòng 13 năm qua [13].

b. Tổng quan tình hình lạm phát tại Việt Nam.

Năm 2007 được coi là năm của nhiều kỷ lục kinh tế đáng nhớ. Năm đầu tiên Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Năm của tăng trưởng GDP cao nhất trong vòng 10 năm, thu hút vốn đầu tư đạt mức kỷ lục; năm lên ngôi của thị trường chứng khoán nhưng cũng là năm lạm phát đạt mức kỷ lục sau gần 15 năm. Cuối năm 2007, giá của các mặt hàng trên thị trường tăng một cách đột ngột và liên tục. Trên thực tế, mức lạm phát năm 2007 của Việt Nam đã tăng ở mức kỷ lục trong suốt 11 năm khống chế thành công lạm phát ở Việt Nam. Đó cũng là tiền đề cho một năm kinh tế 2008 đầy sóng gió.

Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng, giảm giá tiêu dùng qua các năm (%) [10, tr17] 4.5 -0.6 12.63 3.6 9.2 0.1 0.8 4 3 9.5 8.4 6.6 -2 0 2 4 6 8 10 12 14 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 %

CPI năm 2007 cao gấp gần 3 lần so với năm 1996, và cao gấp rưỡi so với tốc độ tăng GDP (8,48%). Trong đó, hầu hết các nhóm hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng đều có sự tăng giá mạnh và liên tục trong nhiều tháng, đặc biệt nhóm hàng ăn, lương thực thực phẩm. Điều đó, đặt ra nhiều thách thức lớn hơn trong việc đảm bảo an sinh xã hội ở tầm vĩ mô của Nhà nước và đời sống của người dân ở tầm vi mô.

Tuy nhiên mọi vấn đề chủ yếu diễn ra trong năm 2008, tỷ lệ lạm phát trong 7 tháng đầu năm 2008 tăng vọt lên 19,78%. Tỷ lệ lạm phát của nhóm hàng lương thực là 58,85% và nhóm hàng thực phẩm là 23,45% [37]. Với một quốc gia “nông nghiệp”

như Việt Nam, những tưởng đây là “tin vui” nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy, đặc biệt với chính những người nông dân.

2.2.2. Tác động của lạm phát đến đời sống của người dân nghèo, cận nghèo đô thị.

Cú sốc lạm phát đầu năm 2008 đã làm thay đổi đáng kể cục diện đói nghèo trên phạm vi toàn cầu, theo đó những quan ngại của việc làm xói mòn đời sống các nhóm xã hội có thu nhập thấp cũng như làm suy giảm tính bền vững của hệ thống chính sách giảm nghèo đã trở thành sự thật. Theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới (2005) về tình trạng nghèo tại các nước đang phát triển cho thấy số dân sống dưới mức 1,25USD/người/ngày đã giảm đi một nửa (22,6%) so với năm 1981 (52%). Tuy nhiên con số này vẫn cao hơn dự kiến và với tốc độ giảm nghèo như hiện nay đến năm 2015,

Một phần của tài liệu Đời sống của người dân nghèo, cận nghèo đô thị dưới tác động của lạm phát (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)