4.Bxc6 dxc6 5.0–0 Ne7
Các nước đi khác là 5…f6 hoặc 5…Bd6 đều có thể áp dụng được. Nước kém sức thuýt phục hơn là 5…Bg4 6.h3 và buộc long Đen phải đổi Tượng vào Mã f3 để khỏi mất Tốt e5.
6.Nxe5
*Hoặc 6.c3 Ng6 hoặc 6.c3 Qd3*
6...Qd4 7.Qh5
*Trắng không đạt ưu thế sau khi chơi 7.Nf3 Qe4 8.Re1 Qg6, Đen chuẩn bị nhập thành xa*
II. Phương án Tượng a4: 4.Ba4
*Nước lùi Tượng a4 dẫn đến ván cờ Ý nhưng đen lợi 1 nước đi* 4...Nf6 *Người ta hay áp dụng nước đi 4...d6 (phòng thủ Stâyních cải tiến) trong các phương án phức tạp xuất hiện các nước đi 5.Bc6, hoặc 5.d4, hoặc 5.0–0, thế trận diễn ra quyết liệt với cơ hội cân bằng cho cả hai bên.
4...Bc5
dẫn đến thế cờ gay gắt ngay từ đầu, chẳng hạn 5.0–0 Nf6 6.c3 Đây là cách chơi bố phòng kiể mẫu. Trong các trường hợp này bằng nước 6.c3 trắng chuẩn bị chiến dịch tích cực ở trung tâm, tạo điểm rút thuận lợi cho Ba4 xuống c2 (H.14)* 5.0–0 Be7
*Đây là phương án chính của ván cờ TBN*
6.Re1 b5 7.Bb3
*Đến đây đen có phương pháp tiến hành cuộc chiến khác hẳn về nguyên tắc: 7...d6 và 7...0–0 nước 7...d6 mở đầu cho hệ thống lý luận mang tên hệ thống Trigôrin. 7...0–0 Là hệ thống chơi gabit đặc sắc của đại Kiện tướng người Mỹ là Ph. Macsan.
a. Hệ thống Trigônrin:7...d6 8.c3 (H.15) 7...d6 8.c3 (H.15)
* Đã đến lúc Trắng phải chuẩn bị nước rút cho Tượng a4 và bắt đầu cuộc chiến lâu dài giành quyền kiểm soát trung tâm.*
8...0–0 9.h3
*Nước phòng ngừa này thực sự cần thiết, nó góp phần vào việc tăng cướng áp lực đối với khu trung tâm. Nếu ngay tức khắc Trắng đi 9.d4 Thì đen có nước giằng Mã f3: 9...Bg4 buộc trắng phải xác định lại kế hoạch của mình ở trung tâm. Trong trường hợp 10.d5 Na5 11.Bc2 Đen có thể tiếp tục với 11...c6 12 dc Qc7 13.Nbd2 Nc6 14.Nf1 Rad8 chuẩn bị giải phóng thế cờ bằng nước đi d5. Một phương án rất đáng chú ý là: 10.Be3 ed 11.cd Na5 12.Bc2 Nc4, mà đen có cơ hội phản công sau nước đẩy tốt c5.* 9...Na5 10.Bc2 c5 11.d4 Qc7
Bằng nước di chuyển Hậu,Đen giữ vững trung tâm. Trong phương án Trigônrin, hai bên có kế hoạch chơi tiếp như sau: Trắng chuyển theo sơ đồ Nb1–d2-f1–e3 (hoặc g3) sau đó tìm cách gây sức ép ơ ûcánh vua. Đen tiến hành phản công ở cánh Hậu. Tất nhiên đó chỉ là sơ đồ mẫu cho các chiến dịch phức tạp tiếp diến với các khả năng sắc bén. Nhưng chúng ta cần thiết phải lắm vững những khái niệm chung như vậy của từng khai cuộc cũng như phải tự ngiên cứu các kiến thức trong lĩnh vực này.*
b. Phản công Macsan: 7...0–0 8.c3 d5 . 7...0–0 8.c3 d5 .
(H.16) Đen muôn giành lại thế chủ động nên đã chấp nhận thí Tốt e5 để lấy lại ưu thế phát triển quân. Chúng ta cũng ghi nhận là sau: 7...0–0 thì Đen phải chống đỡ lại đòn tấn công Macsan thì họ có t hể chơi 8.d4 ed 9.e5 Ne5 10.Bd5 rồi sau đó bắt
Tốt d4 nhưng nước đi 8...Nd4 rất đáng ngờ, sau 9.Bf7 Rf7 10.Ne5 Bc5 Đen có ưu thế. 9.exd5 Nxd5 10.Nxe5 Nxe5 11.Rxe5 c6!.
Do Trắng chậm phát triển quân nên Đen có nhiều triển vọng khả quan. Một phương án kiểu mẫu là 12.d4 Bd6 13.Re1 Qh4 14.g3 Qh3 15. Be3 Bg4 16.Qd3 Rae8 17.Nd2 Re6 và Đen tạo được thế tấn công nguy hiểm. Tưởng chừng Trắng có cách chơi đơn giản là đổi quân 12.Bd5 ed 13.d4 vì Mã Đen ở d5 chiếm vị trí trung tâm tích cực . Nhưng trong trường hợp này Đen có ưu thế hai Tượng, kiểm soát những đường chéo quan trọng nhất 13...Bd6 14.Re1 Qh4 15.g3 Qh316.Be3 Bf5 vàĐen có bù đắp đủ về sự yếu kém của Tốt.
c.Phương án thoáng 4.Ba4 Nf6 5.0–0 Nxe4
.(H.17) Bắt Tốt trắng ở trung tâm, Đen đương nhiên không có ý định giữ vững bằng cách ưu thế lực lượng của mình, bởi vì trắng có thể dễ dàng lấy lại ưu thếnày. Đen hi vọng tận dụng thời gian mà trắng lấy lại Tốt e5 nhằm phát triển các quân của mình. 6.d4 .
Ý đồ của Đen sẽ được thực hiện nếu như trắng chơi 6.Re1 Nc5 7.Ne5 Be7 và Trăng không có cách nào thoát khỏi bị đổi Tượng a4.
6...b5 7.Bb3 d5 .
Việc đối đầu 2 Vua và 2 Mã ở cột "e" buộc Đen phải thận trọng hơn. Sau: (7...exd4 8.Re1 d5 (8...f5 9.Nxd4) 9.Nc3 dxc3 (9...Be6 10.Nxe4 dxe4 11.Rxe4 Be7 12.Bxe6 fxe6
13.Nxd4 0–0 14.Qg4) 10.Bxd5 Bb7 11.Bxe4 Be7 12.Qe2+-)
8.dxe5 Be6 .
(H18) Trong thế cờ này bên trắng có ưu thế nhỏ do các quân Đen ở trung tâm chưa ổn định. Trắng có 2 cách đánh như sau:
Cách 1:
9.Qe2 Be7
Một nước đi khác có thể chơi là: (9...Nc5 10.Rd1 Nxb3 11.axb3 Qc8 12.c4 Nb4 13.cxb5 axb5 14.Rxa8 Qxa8 15.Bd2 c6 16.Nd4 Na6 17.b4 Nc7=
10.Rd1 Nc5 11.Nc3 Nxb3 12.cxb3 .
Một trường hợp hiếm hoi khi Tốt lên xa hướng trung tâm, nhưng ở đây Trắng dễ dàng sử dụng cột "c" hơn là cột "a" trong nhiều phương an tiếp theo
12...0–0 13.Be3 Qd7 .
Thế trận Trắng có ưu thế hơn một ít, nhưng thế cờ c ăng thẳng cho cả hai bên, Trắng có thể tăng cường sức ép vào trung tâm bằng nước đi 14.Re2.
Cách 2: 9.c3
Bằng nước đi này, Trắng giữ được Tượng b3 và củng cố điểm tựa ở d4. 9...Be7.
Đen có thể chơi: (9...Bc5 10.Nbd2 0–0 11.Bc2 Bf5 (11...Nxd2 12.Qxd2 (12.Bxd2 f6
.Càng thuận lợi cho Đen. Nước đi khác là 12.d4)) 12...f6 13.exf6 Rxf6 14.Nd4 Nxd4 15.cxd4 Bd6=) 12.Nb3 .Mã tiến đến d4, thế cờ căng thẳng cho cả hai bên.)
10.Nbd2 0–0 11.Bc2 f5 .
Nếu: (11...Nxd2 12.Qxd2 f6 13.exf6 Bxf6 14.Ng5 Bxg5 15.Qxg5 Qxg5 16.Bxg5²)