Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Các giải pháp giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn suy thoái Kinh tế hiện nay (Trang 54)

3. Giải pháp giải quyết việc làm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn suy thoá

3.4.4Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Với chức năng là các cơ quan tham mưu cho thành uỷ, HGND và UBND tỉnh trong việc quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước,quản lý kinh tế, xây dựng chiến lược dài hạn và kế hoạch ngắn hạn trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong nhiều năm các cơ quan quản lý Nhà nước đã tham mưu tích cực cho thành uỷ, HĐND, UBND quyết định đầu tư thêm nhiều cơ sở đầu tạo từ bậc phổ thông đến đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, tham mưu ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, khuyến khích người lao động tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...Trong thời gian đến để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, đối với các cơ quan quản lý của nhà nước cần tiếp tục tập trung vào một số vấn đề sau:

- Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2020 cần xây dựng quy hoạch mạng lưới các trường trung học phổ thông, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, đảm bảo yêu cầu đào tạo cân đối về ngành nghề, trình độ, và phân bổ địa bàn thuận lợi. Quy hoạch các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề theo hướng không chỉ phục vụ cho nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho tỉnh mà còn cho khu vực và xuất khẩu lao động.

- Xây dựng các cơ sở nghề thật sự là những trường nghề có chất lượng, có thương hiệu, đặc biệt quan tâm dạy nghề cho những nông dân chuyển đổi nghề nghiệp, trong đó thanh niên nông thôn có văn hoá phổ thông cần được đào tạo nghề bài bản để làm việc lâu dài trong các cơ sở công nghiệp,dịch vụ mới tại địa phương. Đầu tư trong điểm xây dựng trường cao đẳng nghề Bắc Ninh thành trường nghề có chất lượng cao. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường cao đẳng xây dựng...

- Rà soát sắp xếp lại các cơ sở đào tạo nghề ngắn hạn, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở đào tạo không đảm bảo yêu cầu về cơ sỏ vật chất và đội ngũ giáo viên theo quy định. Thành lập trung tâm dạy nghề cấp tỉnh trên cơ sở đầu tư, nâng cấp các cơ sở Trung tâm đào tạo nghề để thực hiện chức năng đào tạo nghề ngắn hạn cung ứng lao động cho các khu công nghiệp của tỉnh và các tỉnh lân cận.

- Kêu gọi các thành phần kinh tế, các tổ chức nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng các trường dạy nghề chất lượng cao, cho phếp mở những trung tâm dạy nghề 100% vốn nước ngoài và những trường dạy nghề liên kết với nước ngoài, liên kết với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đào tạo nghề kỹ thuật công nghệ cao.

c. Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hiện tại, công tác đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, các trường chưa bám sát vào mục tiêu phát triển của xã hội để định hướng xây

dựng kế hoạch đào tạo đáp ứng về quy mô, ngành nghề đào tạo, còn chạy theo cơ chế thị trường dẫn đến một số ngành nghề đào tạo ra thừa so với nhu cầu của nhà sử dụng, trong khi đó một số ngành nhà sử dụng càn thì số lượng đào tạo lại ít. Mặt khác, tỉnh chưa có được một chiến lược dài hạn về phát triển nguồn nhân lực, vì vậy trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020 cần phải xây đựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo hướng:

- Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo đến 2010 và xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Phát triển quy mô giáo dục và đào tạo theo hướng đa dạng hoá các loại hình (chính quy, mở rộng), thực hiện xã hôi hoá giao dục, xây dựng xã hội học tập.

- Trên cơ sở định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực của tỉnh đến 2020, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật đến năm 2020 của tỉnh, tiếp tục tăng quy mô đến năm 2010 quy mô đào tạo nghề khoảng 35.000 học sinh/năm, trong đó trung cấp nghề chiếm 30-40%, cao đẳng nghề 20%. Đến năm 2010 quy mô đào tạo đạt 40-45000 học sinh/năm, trong đó trung cấp nghề 45-50%, cao đẳng nghề là 30%. Tăng nhanh về số lượng và tỷ lệ lao động được qua đào tạo năm 2010 lên 50% và đạt 75-80% vào năm 2020.

- Trong quá trình tham gia WTO, để nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp đều phải đổi mới thiết bị công nghệ, áp dụng công nghệ mới trong hoạt động sản xuất, điều đó đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân kỹ thuật cao, có khả năng làm chủ được thiết bị, công nghệ. Để cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các đơn vị sản xuất cần xây dựng kế hoạch đào tạo, hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài để nâng tỷ lệ công nhân kỹ thuật qua đào tạo bậc cao

bạc cao trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, cơ khí, đóng tàu, công nghiệp phần mềm...

d. Bổ sung, hoàn thiện các chính sách liên quan đến thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó đặc biệt là các chính sách

- Đầu tư các cơ sở đào tạo công lập trọng điểm theo hướng hiện đại hoá. Nghiên cứu bổ sung cụ thể hoá các chính sách ưu đãi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường, các cơ sở đào tạo theo hướng hiện đại hoá, nhât là chính sách ưu đãi về đất đai, vay và hỗ trợ lãi suất vay đầu tư.

- Khuyến khích người lao động tham gia và đào tạo chuyên môn kỹ thuật, có chính sách ưu dãi đối với đội ngũ giáo viên giỏi, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong tất cả các ngành, các lĩnh vực...

- Có chính sách mạnh hơn trong thu hút các chuyên gia đầu ngành, công nhân kỹ thuật cao, đặc biệt là trong một số lĩnh vực như nghiên cứu ứng dụng, quản lý kinh tế, công nghệ thông tin, tự động hoá, vật liệu mới... về làm việc tại tỉnh. Đồng thời gắn với việc bố trí, sử dụng đúng chuyên ngành, chuyên môn kỹ thuật, sở trường, tạo môi trường làm việc, chính sách đãi ngộ xứng đáng để đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cao, chuyên gia đầu ngành thu hút về tỉnh, phát huy năng lực chuyên môn và góp vai trò của họ vào việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội tỉnh .

- Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục đào tạo và dạy nghề,bổ sung và cụ thể hoá các chính sách ưư đãi về hổ trợ đào tạo,thuê và chuyển nhượng đất đai, chế độ chính đãi ngộ đối với người lao động...đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

e. Đẩy mạnh hợp tác liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực

- Hợp tác liên kết trong đào tạo là một trong những giải pháp quan trọng để một mặt tăng nhanh số lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ

thuật, mặt khác đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên gia đàu ngành khi hợp tác liên kết với các cơ sở đào taoh quốc tế uy tín.Hiện nay UBND tỉnh cũng đã có một số chương trình hợp tác đào tạo đội ngũ cán bộ trong một số ngành nghề, lĩnh vực ưư tiên tại các trường đại học ở một số nước như Anh, Mỹ, Pháp, Singapore...Tuy nhiên cần phải xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực dài hạn đặc biệt là dự báo về số lượng cần phải đào tạo trong từng ngành nghề, lĩnh vực để có kế hoạch hợp tác đào tạo một cách hiệu quả, lâu dài.

- Chủ động tăng cường phối hợp với các trường đại học, cao đẳng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực có chât lượng cao để phục vụ cho nhu cầu phát triển của tỉnh, đồng thời xúc tiến nhanh việc thành lập cơ sở đào tạo sư phạm kỹ thuật để đảm bảo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề cho tỉnh và khu vực.

- Thông qua chuyển giao công nghệ đẩy mạnh đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật có khả năng làm chủ được thiết bị, công nghệ cao.

f. Tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng đào tạo

- Công tác kiểm tra giám sát thời gian qua đã thực hiện, song chưa tốt nhiều tổ chức đào tạo chưa đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, chương trình nội dung đào tạo vẫn tồn tại, ảnh hưởng lớn đến chất lượng đầu tạo và gây lãng phí cho xã hội. Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo hàng năm cần xây dựng nội dung , chương trình kiểm tra giám sát để kịp thời chấn chỉnh những sai xót và kịp thời đề xuất giải quyết các vướng mắt khó khăn của cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác đào tạo.

- Nghiên cứu thành lập cơ quan độc lập chịu trách nhiệm về công tác kiểm định chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu Các giải pháp giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn suy thoái Kinh tế hiện nay (Trang 54)