Sự cải tiến:

Một phần của tài liệu Đề án “chiến lược tại ngân hàng TMCP á châu ACB” (Trang 26 - 27)

ACB là ngân hàng đi đầu trong việc giao dịch tập trung hoá ngay từ những năm 2000, cho phép giao dịch “một cửa”.

Phần mềm giao dịch cốt lõi đã được liên tục cải tiến, bổ sung nhiều tính năng mới để đáp ứng nhu cầu thay đổi thường xuyên của nghiệp vụ Ngân hàng.

- Mức độ đầu tư cho công nghệ:

 Chi phí cho ứng dụng CNTT (phần mềm, dịch vụ, chi khác) hằng năm từ 30-50 tỉ VND

 Chi phí cho đào tạo CNTT hằng năm 8-10 tỉ VND - Những thành quả đạt được về năng lực sáng tạo:

 Hệ thống phần mềm ứng dụng phần lớn do lực lượng CNTT tại chỗ phát triển lên như: các phần mềm về nhân sự, kế toán, quản lý kho…thay vì được mua từ bên ngoài.

 Thương mại điện tử cũng được phát triển do đội ngũ CNTT của Ngân hàng từ các dịch vụ trực tuyến homebanking, internetbanking, phonebanking, mobilebanking … cho đến các ứng dụng giao dịch vàng, chứng khoán trực tuyến.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất và kinh doanh:

Công nghệ thông tin tại ACB đã được ứng dụng rộng rãi từ khâu quản lý đến khâu giao dịch, chăm sóc khách hàng được thể hiện như sau:

 Hệ thống mạng nội bộ: toàn bộ các chi nhánh, phòng giao dịch, trụ sở của ACB đều có kết nối mạng nội bộ với Trung tâm Công nghệ thông tin của Ngân hàng. Hệ thống mạng nội bộ là đường truyền chuyên dùng, riêng biệt; một số đơn vị ở tỉnh được kết nối bằng đường truyền kênh thuê liên tỉnh dung

lượng thích hợp. Hệ thống mạng nội bộ luôn bao gồm cả kết nối dự phòng để tăng tính sẵn sàng, và kết nối với cả các đối tác, thành viên trong các liên minh. Để kết nối với bên ngoài và phục vụ hoạt động kinh doanh, Ngân hàng đã thuê riêng hàng chục kết nối Internet với dung lượng lớn từ nhiều nhà cung cấp khác nhau như VDC, Viettel, VNN, ...

 Trong hoạt động, Ngân hàng đã ứng dụng rộng rãi các ứng dụng công nghệ thông tin. Hệ thống giao dịch cốt lõi của Ngân hàng được đưa vào từ năm 2001 cho phép tập trung hoá toàn bộ giao dịch của các chi nhánh, PGD trên toàn quốc, nâng cao khả năng giao dịch, tính tức thời. Các hệ thống khác như: Thanh toán quốc tế, quản lý nhân sự, kế toán, ứng dụng tài chính,... cũng đã được áp dụng.

 Ngân hàng cũng đã đăng ký đầy đủ các tên miền để phục vụ hoạt động kinh doanh, ngoài ra còn có các hệ thống e-mail, website. Đối với thương mại điện tử, các dịch vụ thương mại điện tử như: phonebanking, homebanking, internetbanking… các giao dịch được phép qua website như chuyển khoản, giao dịch chứng khoán, vàng trực tuyến.

Một phần của tài liệu Đề án “chiến lược tại ngân hàng TMCP á châu ACB” (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w