TÁC HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ CHO NLĐ 3.1. Một số đánh giá về công tác hạch toán các khoản phải trả cho NLĐ
3.1.1. Những thành tựu đạt được trong công tác hạch toán các khoản phải trảcho NLĐ cho NLĐ
Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước mà Đảng nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành diễn ra trong bối cảnh mới, cuộc cánh mạng khoa học công nghệ đang phát triển hết sức mạnh mẽ, có những bước nhảy vọt chưa từng có đưa loài người tiến vào nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin sẽ chiếm vị trí ngày cành lớn trong quá trình phát triển. Xu thế toàn cầu hoá đang dặt ra cho chúng ta những thuận lợi và thách thức mới trong thế kỷ XXI. Theo quan điểm của nghị quyết trung ương 7 (khoá VIII) về chính sách tiền lương “ Tiền lương gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trả lương đúng cho người lao động chính là thực hiện cho đầu tư phát triển góp phần quan trọng làm lành mạnh, trong sạch đội ngũ cán bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu suất công tác. Bảo đảm giá trị thực của tiền lương và từng bước cải thiện theo sự phát triển kinh tế xã hội “. Trả lương cho doanh nghiệp là một yêu cầu phức tạp, thường xuyên đặt ra cần phải tiếp tục được nghiên cứu và áp dụng. Xây dựng và thực hiện chính sách tiền lương , là một trong những nội dung quan trọng phản ánh trực tiếp đến sức lao động và công suất của mỗi giai đoạn công nhân. Phải tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác số liệu về số lượng, chất lượng và kết quả lao động. Phải tính toán chính xác và thanh toán kịp thời các khoản tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp BHXH và các khoản trích nộp theo đúng chế độ quy định.
Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại, các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện công tác tính và trả lương mang tính khoa học, khách quan và hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, nhằm giảm chi phí hoạt động kinh doanh và tối đa
hoá lợi nhuận. Từ đó góp phần khuyến khích người lao động hăng say làm việc, phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao trách nhiệm quản lý làm tăng năng suất lao động và là đòn bẩy kinh tế quan trọng, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
3.2. Một số đề xuất để hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương trong cácdoanh nghiệp. doanh nghiệp.
3.2.1. Hình thức trả lương:
Do những hạn chế của hình thức trả lương theo thời gian mà khi áp dụng hình thức tiền lương theo thời gian cần phối hợp nhiều biện pháp như thưởng hàng tháng, hàng quý, hàng năm; quản lý thời gian lao động gắn liền với chất lượng lao động, bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên cho người lao động sẽ tạo cho người lao động có kỷ luật, có kỹ thuật và năng suất cao.
Về chế độ khen thưởng, phạt trong hạch toán tiền lương cần căn cứ vào sự đồng tình và nhất trí của đại đa số người lao động trong doanh nghiệp dựa trên kết quả lao động. Việc thưởng phạt cần tiến hành công minh, rõ ràng nhằm tạo niềm tin với người lao động và cần duy trì chế độ thưởng phạt một cách thường xuyên để duy trì được kỷ cương lao động, đồng thời khuyến khích họ tự nâng cao mức sống của mình thông qua việc nâng cao năng suất và hiệu quả lao động để được tiền thưởng của doanh nghiệp.
3.2.2. Hệ thống thang lương, bảng lương
Đối với doanh nghiệp Nhà nước: Nhà nước quy định thang lương, bảng lương áp dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Mức thang lương này thực tế vẫn chưa thực sự phù hợp với chi phí cuộc sống tối thiểu của người lao động. Do lạm phát thường xuyên xảy ra, đồng tiền thường xuyên mất giá và giá cả cho chi phí sinh hoạt của mỗi cá nhân ngày càng cao. Bởi vậy nên việc xây dựng một mức lương cơ bản phù hợp với chi phí tối thiểu của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước là điều hết sức cần thiết. Điều này sẽ động viên, thu hút những nhân tài làm việc trong nhà nước. Đồng thời tránh tình trạng chảy máu chất xám đang diễn ra phổ biến khi người lao động tìm tới những doanh nghiệp nước ngoài có chế độ tiền
lương và đãi ngộ vượt trội so với doanh nghiệp Nhà nước.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp: Nhà nước quy định các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương, gồm:
- Thang lương, bảng lương được xây dựng cho lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo công việc và ngành nghề được đào tạo.
- Số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc đòi hỏi. Khoảng cách của bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, các tài năng, tích luỹ kinh nghiệm. Mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Mức lương của nghề hoặc công việc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghề hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường.
Căn cứ vào các nguyên tắc nêu trên, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương hoặc vận dụng thang lương, bảng lương do Nhà nước ban hành đối với doanh nghiệp nhà nước cho phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh để làm căn cứ ký hợp đồng lao động trả lương và đóng BHXH, BHYT và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động và đăng ký với cơ quan lao động địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Mức lương tối thiểu nên cân đối với dự báo thu nhập bình quân năm về GDP tính theo đầu người của nước ta trong khoảng thời gian 5 - 10 năm.
Về thang bảng lương: Chỉ nên xây dựng thang bảng lương áp dụng cho khối hành chính sự nghiệp, lao động là công chức nhà nước hưởng lương từ ngân sách.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên cho phép các doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống thang bảng lương, hệ số chức danh công việc căn cứ đặc thù ngành nghề, nội dung công việc do doanh nghiệp phân công, bố trí với người lao động. Các doanh nghiệp báo cáo cấp quản lý phê duyệt các căn cứ định mức lao động do doanh nghiệp xây dựng làm căn cứ thực hiện chế độ tiền lương ở doanh
nghiệp đó. Hệ thống thang bảng lương (nếu có) cần cải tiến theo hướng: Các ngành nghề sản xuất nên áp dụng một thang bảng lương chung. Sự khác nhau giữa các nghề, tính chất công việc,... được thực hiện qua hệ thống hệ số phụ cấp.
- Tiền lương của người lao động cùng tính chất công việc, cùng trình độ đào tạo thuộc các khu vực hành chính sự nghiệp và sản xuất kinh doanh có mức thù lao (hệ số lương, thang lương, độ giãn cách hệ số tiền lương giữa các bậc lương của thang bảng lương...) khác nhau.
Đối với hệ thống thang bảng lương các ngành nghề nhìn chung được xây dựng công phu, chi tiết. Tuy nhiên trong thực tế áp dụng ở doanh nghiệp còn phức tạp về nghiệp vụ và hiệu quả còn hạn chế. Thang bảng lương quá nhiều (21 thang lương, 25 bảng lương), quá chi tiết cho từng ngành nghề, tính chất công việc dẫn tới doanh nghiệp phải quản lý, theo dõi áp dụng nhiều thang bảng lương. Số ngạch bậc trong từng thang bảng lương không hợp lý.
3.2.3. Phụ cấp lương
Trên cơ sở các khoản phụ cấp lương do Nhà nước ban hành (phụ cấp chức vụ, khu vực, trách nhiệm, độc hại, nguy hiểm) các doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng, ngoài ra doanh nghiệp được quy định thêm một số khoản phụ cấp lương để trả cho người lao động tuỳ theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình.
KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
Để xây dựng và phát triển một nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, tiền lương thực sự phải làm được chức năng làm đòn bầy kinh tế, phải trở thành động lực chính thúc đẩy tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc. Mỗi hình thức trả lương đều có ưu điểm, nhược điểm riêng, tùy từng ngành nghề, từng doanh nghiệp chọn cho mình một hình thức phù hợp nhất đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, tổng hòa giữa các lợi ích: Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
Công tác hạch toán tiền lương là phần rất quan trọng trong quản lý lao động tiền lương. Hạch toán đúng, đủ, chính xác sẽ là động lực thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, phát huy tính sáng tạo, góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, đồng thời giúp cho việc quản lý doanh nghiệp, cung cấp các thông tin kế toán một cách chính xác và kịp thời. Việc hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương luôn là việc làm cần thiết của các doanh nghiệp đặc biệt trong điều kiện tình hình kinh tế phát triển hiện nay, các chế độ chính sách của Nhà nước luôn thay đổi.
Qua việc học tập, nghiên cứu để hoàn thành đề tài của mình, em đã có được nhưng hiểu biết vô cùng quý giá về chế độ kế toán doanh nghiệp nói chung và chế độ hạch toán các khoản phải trả cho NLĐ trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nói riêng. Điều này sẽ giúp ích cho bản thân em rất nhiều trong công việc tương lai của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng song bài viết của em cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thanh Hiếu đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án này.