“Cuộc chiến” thương hiệu càphê

Một phần của tài liệu Chiến lược sản phẩm của cafe trung nguyên (Trang 27 - 30)

d) càphê 77 7 càphê mạnh suy nghĩ mạnh

2.2.4 “Cuộc chiến” thương hiệu càphê

Trong ngày hội tuyệt đỉnh giới thiệu cà phê hòa tan G7, trung nguyên quyết định tung chiêu tiếp thị khá lạ là “ thử mùi” cho cà phê hòa tan. Cà phê với hai nhãn hiệu là G7 và Nescafe được pha chế sẵn phát miễn phí cho những người tham gia ngày hội. kết quả, 89% khách tham gia ngày hội cho rằng cà phê hòa tan G7 ngon hơn, 11% đánh giá cao chất lượng Nescafe.

Có những sản phẩm tiêu dùng tưởng chừng đã đi vào tiềm thức người Việt và không thể thay đổi như: xi rô Rừng Hương, bột giặt Daso, kem đánh răng Dạ Lan… tuy nhiên những thương hiệu thuần việt vừa kể ấy, lần lượt biến mất hoặc

lâm vào tình trạng “ sống phải có máy trợ tim” khi mà Coca-cola, Omo, Tide, colgate xuất hiện tại thị trường Việt Nam.

Dường như, trong tất cả những cuộc cạnh tranh mang tính sống còn, những sản phẩm thuần Việt bao giờ cũng bị sản phẩm ngoại “đánh” đến bán thân bất toại ngay tại sân nhà…đã có một tâm lý là hội chứng sợ hãi của các nhà kinh doanh việt mỗi khi thị trường xuất hiện thêm một sản phẩm ngoại nào đó…

Chúng ta sẽ xem xét cuộc chiến giữa cà phê việt và tập đoàn thức uống hàng đầu thế giới Nestle?

Gần 7 năm về trước, vào năm 2003, sản phẩm cà phê hòa tan Nescafe của tập đoàn Nestle chiếm 55,95% thị phần cà phê hòa tan tại thị trường việt nam. Lúc đó, nhắc đến Nescafe nhiều người đã ví như sự sành điệu, còn chuyện uống có ngon hay không lại là chuyện khác. Người việt bấy lâu nay vốn dĩ thích chọn những giá trị bao bì hơn là giá trị cốt lõi ẩn sâu bên trong chất lượng sản phẩm…Nescafe khuynh đảo thị trường cà phê đóng gói ngay tại đất nước mà sản lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau vương quốc cà phê Brazil là điều mà chính tập đoàn Nescafe cũng bất ngờ.

Sau Nescafe, Vinacafe chiếm vị trí thứ 2 với 38,45% thị phần. một phần nhỏ thị phần cà phê hòa tan còn lại dành cho các loại cà phê hòa tan nhập khấu và từ những doanh nghiệp trong nước khác.

Một điều mà người tiêu dùng biết được chình là các sản phẩm của tập đoàn Nescafe đều được “chuẩn hóa” tuân thủ theo một công thức nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc tính đặc trưng cho hương vị cà phê từng vùng miền là hoàn toàn không có. Một người việt ngồi ở vỉa hè, trong một khách sạn sang trọng hoặc một người mỹ ngồi tại New York cùng lúc uống một ly cà phê hòa tan Nescafe, họ cùng được thưởng thức một hương vị chung. Khi một tách cà phê ra khỏi vùng miền và ép buộc phải thống nhất với hương vị toàn thế giới thì vô hình chung, Nescafe đã tước mất một phần quyền hưởng thụ của người tiêu dùng.

Trở lại cuộc chiến của Nescafe và trung nguyên, kết quả sau ngày hội tuyệt đỉnh giới thiệu cà phê hòa tan G7, 89% khách tham dự cho rằng cà phê hòa tan G7 ngon hơn, 11% đánh giá chất lượng của Nescafe.

Phép so sánh trực tiếp này từ người tiêu dùng là minh chứng rõ ràng nhất cho câu chuyện, bóc đi toàn bộ vẻ hào nhoáng hình thức bên ngoài, thì chưa hẳn hàng ngoại đã tốt hơn hàng trong nước. nói điều này, không phải là đánh giá thấp những mặt cải tiến về hình thức sản phẩm. bởi đơn giản, trước khi mua sản phẩm, người tiêu dùng phải quan sát trước rùi mới cảm nhận.

Với kết quả đáng khích lệ tại ngày hội tuyệt đỉnh, G7 tiến thêm một bước dài trong việc chinh phục người tiêu dùng để giành lại thị phần bằng một chiến lược táo bạo. trong 3 ngày liền, G7 tổ chức phát cà phê miễn phí cho khách hàng ngay tại tòa nhà là đại bản doanh của Nescafe trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Có vẻ, Nescafe đã bất ngờ trước chiến thuật táo bạo của G7. liền kế sau đó, là những kế hoạch quảng bá sản phẩm thông qua các kênh truyền thông, những hoạt động mang tính cộng động của G7- Trung Nguyên.

Giá thành ban đầu của G7 là thấp hơn so với giá thành trên mỗi sản phẩm của Nescafe. Tuy nhiên, với chiến lược kinh doanh theo kiểu “uống cà phê miễn phí” và “uống cà phê trúng xe hơi” trong thời gian dài, thì giá thực của Nescafe đã thấp hơn so với sản phẩm hòa tan của G7. cũng như các tập đoàn lớn của nước ngoài khác, chiến lược ưa thích nhất của các tập đoàn này trong cuộc chiến với nhà sản xuất trong nước là “lấy tiền đè chết…sản xuất sản phẩm quốc nội”.

Thế cho nên, “cuộc chiến” giữa G7 và Nescafe không thể nào không có sự trợ giúp của người tiêu dùng Việt đối với sản phẩm việt. những cái chết của các thương hiệu quen thuộc thiết nghĩ đủ để cho người tiêu dùng việt nhìn lại thói quen mua sắm của mình theo thương hiệu của mình.

Người việt ưu tiên dùng hàng việt, không chỉ là một khẩu hiệu nghe rồi bỏ qua. Trong cuộc chiến thương mại được ví von như một cuộc chiến tranh mềm này,

chỉ cần mỗi người tiêu dùng luôn dung dưỡng trong lòng mình một ít hào khí của dân tộc, thì chắc hẳn, những sản phẩm việt sẽ có thêm lợi thế trong cuộc chiến với các ông lớn lắm tiền nhiều thủ đoạn đến từ nước ngoài.

Đại diện của trung nguyên có câu nói rất hay, “không thể ăn mày người tiêu dùng”. Dĩ nhiên người tiêu dùng việt có thể từ chối một sản phẩm kém chất lượng, hình thức xấu. nhưng đối với những sản phẩm việt đạt tiêu chuẩn đến mẫu mã, thì đã đến lúc người tiêu dùng việt nên có cách nhìn tích cực hơn để “hàng việt không thua ngay trên mảnh đất của chính mình”.

Đã đến lúc, người tiêu dùng cần thiết phải hành động vì thương hiệu Việt. đừng để nuối tiếc khi nhắc đến những thương hiệu Việt từng ăn sâu vào tiềm thức nhưng nay đã vắng bóng trên thị trường.

Một phần của tài liệu Chiến lược sản phẩm của cafe trung nguyên (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w