2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
4.4.1.3. Khả năng thanh toán hiện hành
Nếu như hệ số khả năng thanh toán vốn lưu động cho ta thấy được khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh hay chậm của tài sản ngắn hạn thì hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết mức đáp ứng nhu cầu chi trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn trả của tài sản ngắn hạn, ta có tình hình khả năng thanh toán hiện hành qua các năm như sau:
Năm 2006 = 1,08 lần, cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo 1,08 đồng tài sản ngắn hạn.
Năm 2007 = 1,13 lần, tăng 0,05 lần so với năm 2006. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn chậm hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn.
Năm 2008 = 1,09 lần, giảm 0,04 lần so với năm 2007. Nguyên nhân là do công ty đã tăng nợ ngắn hạn, mà chủ yếu là khoản vay ngân hàng và khoản phải trả người bán.
Như vậy ta thấy chỉ tiêu này qua 3 năm luôn lớn hơn 1, đây là biểu hiện khả quan trong tình hình thanh toán hiện hành và công ty có thể hoàn toàn đáp ứng tốt việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, không chỉ vì thế mà công ty chủ quan trong việc thu hồi nợ vì trong tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao vẫn là nợ khách hàng và hàng tồn kho. Điển hình, việc giải phóng hàng tồn kho chậm trễ khi đến hạn thanh toán nợ, lúc đó công ty sẽ rơi ngay vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Trong tài sản ngắn hạn bao gồm những khoản mục có khả năng thanh khoản cao và những khoản mục có khả năng thanh khoản thấp, nên hệ số khả năng thanh toán hiện hành chưa phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty. Để đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ta tiếp tục phân tích hệ số khả năng thanh toán nhanh.