Chương 4 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lao phổi mới afb(+) sau 2 tháng tấn công tại bệnh viện 71tw (Trang 28)

BÀN LUẬN 4.1. Lâm sàng:

4.1.1. Phân bố bệnh theo nhóm tuổi, giới:

Kết quả bảng 3.1 và 3.2 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh cao ở nhóm tuổi 31 – 45 và 46 – 59 (33,3%).

Tỷ lệ nam gấp 3 lần nữ; nam là 75%, nữ là 25%.

Theo Lê Anh Tuấn (1994)[17] nam giới cao gấp 3 lần nữ. Nam là 74,6%, nữ là 25,4%. Trịnh Đức Minh (2009)[19] Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm tuổi 26 – 35 (36,4%), nam cao gấp 2,86 lần nữ ( nam 74,1%, nữ 25,9%).

Theo báo cáo của CTCLQG giai đoạn 2007 – 2011[3] tỷ lệ lao phổi mới AFB(+) ở nhóm tuổi 45 – 54 là 34,0%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trên.

4.1.2. Thời gian phát hiện bệnh:

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy: Thời gian phát hiện bệnh dưới 2 tháng chiếm tỷ lệ cao 70%. Theo Nguyễn Phương Hoa (1995)[5] là 43%, Đào Thị Hà (2005)[18] là 60,8%, Trịnh Đức Minh (2009)[19] là 62,3%. Điều này phù hợp với các tác giả trên.

4.1.3. Lý do vào viện:

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy: Lý do vào viện ho khạc đờm kéo dài chiếm tỷ lệ cao nhất (60%). Điều này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả: Lê Thanh Phúc và Trần Văn Sáng (1997)[14] Triệu chứng ho khạc đờm kéo dài chiếm 80,9%, Lê Ngọc Hưng (1988)[6] lý do ho khạc đờm là 53,3.

- Ho ra máu: lý do vào viện ho ra máu chiếm tỷ lệ 15%. Tỷ lệ này thấp so với nghiên cứu của các tác giả: Đào Thị Hà (2005)[18] tỷ lệ là 27,8%, Trịnh Đức Minh (2009)[19] là 27%. Đây là lý do chính khiến bệnh nhân đi khám bệnh sớm hơn.

3.1.4. Cách khởi phát bệnh:

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: Hình thức khởi phát từ từ chiếm tỷ lệ cao 75%, khởi phát cấp tính chiếm 23,3%. Điều này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả. Theo Doãn Trọng Tiên (1996)[7] Khởi phát từ từ chiếm 74,6%, khởi phát cấp tính là 15,9%. Đào Thị Hà (2005)[18] khởi phát từ từ là 83,5%, khởi phát cấp tính là 10,4%.

4.1.5. Triệu chứng lâm sàng khi vào viện:

Kết quả bảng 3.6 cho thấy: Triệu chứng ho khạc đờm chiếm 71,7%, sốt 38 – 390C là 51,7%, đau tức ngực 43.3%, khó thở 53.3%, ho ra máu 21,7%, phổi có ran ẩm ran nổ 36.7%, gầy sút cân là 75%.

Theo một số tác giả nghiên cứu các triệu chứng lâm sàng hay gặp ở lao phổi mới AFB(+) là: Ho đờm Sốt nhẹ Ho ra máu Ran ở phổi Đau ngực Sút cân Lê Ngọc Hưng (1988)[6] 94,3% 76,1% 47,2% 57,5% Đào Thị Hà (2005)[18] 90,4% 61,7% 35,7% 56,5% 56,5% TrịnhĐứcMinh(2009)[19] 91,7% 68,8% 35,8% 57,6% 26,6% 57,7% Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả, triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là ho khạc đờm, gầy sút cân, sốt nhẹ, khó thở, đau tức ngực, ho ra máu, phổi có ran ẩm ran nổ.

4.2 Cận lâm sàng:

4.2.1 Kết quả xét nghiệm đờm khi vào viện:

Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy: Mức độ XN đờm AFB(1+) chiếm tỷ lệ cao 48,3%, đờm AFB(2+) là 26,7%, đờm AFB(3+) là 21,7%.

Theo Lê Thành Phúc và Trần Văn Sáng (1997)[14] XN đờm AFB(1+) 66,7%, đờm AFB(2+) 19,1%, đờm AFB(3+) 13,2%. Phan Lương Ánh Linh (2002)[9] XN đờm AFB(1+) 51,5%, đờm AFB(2+) 22,7%, đờm AFB(3+) 25,8%. Trịnh Đức Minh (2009)[19] XN đờm AFB(1+) 63,5%, đờm AFB(2+) 15,3%, đờm AFB(3+) 21,2%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về mức độ XN đờm AFB(1+), đờm AFB(2+), đờm AFB(3+) tương đương với những nghiên cứu trên.

4.2.2 Phản ứng mantoux:

Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy: phản ứng mantoux dương tính vừa chiếm tỷ lệ cao nhất 30%, dương tính nhẹ 25%, dương tính mạnh 21,7%, âm tính 23,3%.

Theo Trần Văn Sáng (2002)[8] phản ứng mantoux (+) chỉ có ý nghĩa là người đã bị nhiễm lao. Tuy nhiên một số trường hợp đã bị nhiễm lao nhưng mantoux (-) là do cơ thể quá suy kiệt, tuổi già hoặc đang bị các bệnh do virut, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, mantoux(+) mạnh cũng chỉ có giá trị gợi ý cho chẩn đoán vì nhiều người phản ứng mantoux(+) mạnh nhưng không phải đang bị lao.

4.2.3 Hình ảnh Xquang phổi chuẩn:* Vị trí tổn thương: * Vị trí tổn thương:

Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy: Vị trí tổn thương ở cả hai phổi là cao nhất 58,3%, tổn thương một bên phổi phải là 25% và một bên phổi trái là 16,7%. Theo Nguyễn Phương Hoa (1995)[5] vị trí tổn thương ở cả hai phổi là 63,3%, một bên phổi phải 20,3%, một bên phổi trái 16,4%. Đào Thị Hà (2005)[18] vị trí tổn thương ở cả hai phổi là 47,4%, một bên phổi phải 36,3%, một bên phổi trái 16,3%. Trinh Đức Minh (2009)[19] vị trí tổn thương ở cả hai phổi là 46,8%, một bên phổi phải 37,7%, một bên phổi trái 15,5%. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả trên.

* Đặc điểm tổn thương cơ bản trên Xquang phổi chuẩn:

Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy: tổn thương thâm nhiễm có hang chiếm tỷ lệ cao 73,3%, tổn thương thâm nhiễm không hang là 26,7%.

Theo Đào Thị Hà (2005)[18] tổn thương thâm nhiễm có hang là 64,8%, tham nhiễm không hang 35,2%. Trịnh Đức Minh (2009)[19] Tổn thương thâm nhiễm có hang là 64,7%, thâm nhiễm không hang 35,3%. Như vậy tổn thương thâm nhiễm có hang cao hơn so với nghiên cứu của các tác giả là

8,5% và phù hợp với thời gian phát hiện bệnh và một số triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân.

4.2.4 Xét nghiệm công thức máu:

* Số lượng Bạch cầu: Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy số lượng bạch cầu bình thường chiếm tỷ lệ cao 56,7%.

Theo Lê Ngọc Hưng(1988)[6] tỷ lệ này là 69,32%. Đào Thị Hà (2005)[18] là 68,9%, Trịnh Đức Minh (2009)[19] là 68,3%. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này giảm so với các tác giả trên là 10%.

* Số lượng Hồng cầu: Kết quả ở bảng 4.14 cho thấy số lượng hồng cầu bình thường chiếm tỷ lệ cao 80%,

Theo Doãn Trọng Tiên (1996)[7] tỷ lệ này ở nhóm tuổi trưởng thành là 88,3%. Đào Thị Hà (2005)[18] là 80%. Trịnh Đức Minh (2009)[19] là 80%. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trên.

4.3 Kết quả điều trị sau 2 tháng tấn công:

4.3.1 Diễn biến lâm sàng trong quá trình điều trị:

Kết quả bảng 3.16 cho thấy: sau 2 tháng tấn điều trị các triệu chứng lâm sàng giảm nhiều, một số triệu chứng hết hẵn, một số triệu chứng vẫn còn tồn tại với tỷ lệ thấp, ho khạc đờm 25%, ho khan 5% đau tức ngực 3,3%, còn ran ở phổi 3,3%. Theo Trịnh Đức Minh (2009)[19] ho khạc đờm 33,3%, ho khan 3,3%, còn ran ở phổi 3.3%. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp.

4.3.2 Thay đổi hình ảnh tổn thương trên Xquang phổi chuẩn:

Kết quả từ bảng 3.17 cho thấy: sau 2 tháng điều trị tấn công tổn thương thay đổi là 70%.

Theo Đỗ Đức Hiển (1994)[4] Diễn biến xquang càng nhanh và rõ nếu tổn thương càng mới, các tổn thương quanh hang chịu ảnh hưởng của thuốc chống lao đầu tiên, bờ kém rõ, đậm độ giảm, diện tích nhỏ dần, sau một thời

trường hợp điều trị khả quan; Theo Nguyễn Phương Hoa (1995)[5] tổn thương thay đổi là 85,44%, ít thay đổi 14,56%. Trịnh Đức Minh (2009)[19] tổn thương thay đổi là 73,3%, không thay đổi 26,7%.

4.3.3 Diễn biến AFB của bệnh nhân sau 2 tháng điều trị:

Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy: Tỷ lệ AFB âm hóa sau 2 tháng điều trị là 90%. Theo Nguyễn Phương Hoa (1995)[5] tỷ lệ này là 88,2%, Trịnh Đức Minh (2009)[19] là 78,6%. Kết quả AFB âm hóa sau 2 tháng điều trị có ý nghĩa quan trọng: vi khuẩn lao bị tiêu diệt nhanh sẽ sớm cắt đứt được nguồn lây và hạn chế được sự phát sinh các chủng lao kháng thuốc.

4.3.4 Thay đổi chức năng gan, thận trước và sau 2 tháng điều trị:

Kết quả ở bảng 3.19 cho thấy: Giá trị trung bình của các chỉ số đánh giá chức năng gan, thận nói chung đều ở trong giới hạn bình thường. Trước điều trị chỉ số GGT cao hơn bình thường nhưng sau 2 tháng điều trị chỉ số này đã giảm và về bình thường, chỉ số Acid uric có tăng nhưng trong giới hạn bình thường.

Theo chúng tôi do bệnh nhân điều trị được phối hợp thuốc lao với các thuốc hỗ trợ chức năng gan, thận tốt nên sau 2 tháng tấn chức năng gan, thận của bệnh nhân không bị ảnh hưởng.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 60 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) điều trị 2 tháng tấn công tại Bệnh viện 71 TW từ tháng 7 /2014 đến tháng 12/2014 chúng tôi rút ra những kết luận sau:

Một phần của tài liệu nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lao phổi mới afb(+) sau 2 tháng tấn công tại bệnh viện 71tw (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w