\ t ^
Công nghệ agent đem lại cho chúng ta các công cụ và những thành phân tôt đê xây dựng các ứng dụng với ba tỉnh chất đặc thù:
- Dữ liệu, quyền điều khiển, tri thức chuyên gia, hoặc nguồn tài nguyên bị
phân tán.
- về mặt cơ bản hệ thống được đề cập tới như cộng đồng của các thành phần
tương tác tự trị, hoặc
- Hệ thống chứa các thành phần kế thừa, những thành phần mà phải được tạo
ra để tương tác với các thành phần khác, cỏ thể là với các thành phần phần mềm mới.
Dữ liệu, quyền điều khiển, tr i thức chuyên gia và nguồn tài nguyên là phân tán.
Khi miền vấn đề liên quan đến một số lượng lớn các thực thể giải quyết bài toán riêng biệt (hoặc nguồn tài nguyên dữ liệu) phân tán về mặt vật lí hoặc logic, cần tương tác với nhau để giải quyết vấn đề thì agent là một giải pháp hiệu quả. Ví dụ, trong các tổ chức chăm sóc sức khỏe, những người tập sự,các chuyên gia y te, y tá, và các tổ chửc chăm sóc tại nhà phải làm việc với nhau để đem đến sự chăm sóc thích hợp cho các bệnh nhân (Huang et a l, 1995). Trong miền này, có:
- phân tản dữ liệu: các nhân viên thực tập nói chung có dữ liệu về bệnh nhân, những dữ liệu này là khác so với các y tá - mặc dù nó liên quan đến cùng một người.
- phân tản điều khiển: mỗi cá nhân chịu trách nhiệm về việc thực hiện các
nhiệm vụ khác nhau.
- Phân tán về tri thức chuyên gia: tri thức của các chuyên gia là rất khác nhau so với những người tập sự, y tá...
- Phân tán về tài nguyên: một chuyên viên chịu trách nhiệm về các giường
bệnh của bệnh nhân, một người tập sự chịu trách nhiệm về thanh toán hóa
đơn bệnh nhân …
Trong các trường hợp như vậy, agent cung cấp một cách thức tự nhiên cho việc mô hình hóa vấn đề: các thực thể thế giới thực và các tương tác của chúng có thể được
ánh xạ trực tiếp sang các agent giải quyết vấn đề tự trị với nguồn tài nguyên và tri
thức chuyên gia của chúng, và những agent có thể tương tác với nhau để đạt được mục tiêu của công việc. Cũng vậy, trong trường hợp nguồn dữ liệu phân tán, việc sử dụng agent có nghĩa rằng lượng xử lí đáng kể cỏ thể được thực thi ờ nguồn dữ liệu, với thông tin mức cao được trao đổi. Điều này làm giảm bớt nhu cầu gửi một lượng lớn dữ liệu thô tới bộ xử lí trung tâm ờ xa, do đó làm cho việc sử dụng băng thông truyền thông hiệu quả hơn.
Hệ thống bao gồm các thành phần tự trị, tương tác
Agent tự trị là khái niệm thích hợp nhất để mô tả chức năng phần mềm đã cho. Ví
dụ:
- Một chương trình lọc email hiển thị ra cho người dùng dưới dạng một trợ lí
giúp việc riêng tư. (Persional digital assistant - Maes, 1994)
- Phần mềm lập lịch cuộc họp được hiển thị như là một agent tự trị,có quyền
hợp pháp tương tác với các agent khác dựa trên lợi ích người dùng.
Trong các ứng dụng này, các hàm này được cài đặt qua một loạt các agent cũng có
nghĩa rằng chúng có thể được chuyên biệt hóa để phản ánh các sở thích của người
dùng. Cuối cùng, trong các chương trình game trên máy tính (W avish and Graham, 1995) và các hệ thống thực tại ảo (Bates, 1994),các đặc tính này cũng có thể được biểu diễn nhưa là các agent.
Các hệ thống kế thừa
Các tồ chức lớn có rất nhiều ứng dụng phần mềm (đặc biệt là các hệ thống thông tin) thực hiện các chức năng quan trọng. Để theo kịp với nhu cầu doanh nghiệp thay
đổi thường xuyên, các hệ thống này sẽ phải cập nhật một cách định kỳ. Tuy nhiên, việc thay đổi các hệ thống có giá trị như vậy nói chung là rất khó: cấu trúc của hệ thống và các hoạt động bên trong sẽ bị sai lệch đi theo thời gian, các thiết kế cũng
như tài liệu bị mất, và các cả nhân hiểu biết về phần mềm rời đi. Việc viết lại hoàn toàn các hệ thống như vậy có nguy cơ làm tăng chi phí đến mức không kiểm soát được, và thường là không thể thực hiện được. Do đó, trong tương lai xa, cách duy nhất để duy trì các hệ thống lớn đó là sát nhập chúng vào cộng đồng kết hợp rộng
Trần Thị Mai Thương, K11T1 39 Luận văn thạc sỹ
rãi hơn, ở đó chúng có thể được khai thác bởi các phần mềm khác. Ta có thể thực hiện điều này bằng cách xây dựng một 'agent wrapper,xung quanh phần mềm cho phép nó tương tác qua lại với các hệ thống khác (Genesereth và Ketchpel, 1994; jennings et al” 1993).