ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CHUNG TÌNH HÌNH CỦA CÔNG TY.

Một phần của tài liệu Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dệt 8-3 (Trang 42 - 44)

1. Nhận xét chung.

Trải qua hơn 35 năm xây dựng và phát triển với quy mô lớn, luôn là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành Dệt May, Công ty Dệt 8-3 đã đạt được nhiều thành tích, là đơn vị lao động tiên tiến xuất sắc trong ngành Dệt May, tạo lập uy tín và vị thế vững chắc trên thị trường Dệt May Việt Nam.

Công ty đã chủ động vươn lên tự khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường và đạt được kết quả nhất định: giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân 6% năm, doanh thu tăng trưởng bình quân 6,33% năm. Đặc biệt trong vài ba năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kết quả sản xuất kinh doanh đạt được 2 con số. Đời sống công nhân viên không ngừng được cải thiện. Công ty cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Về thành tích, Công ty đã hai lần được công nhận là lá cờ đầu của ngành Dệt May Việt Nam, được Nhà nước trao tặng huy chương lao động hạng 3. Công ty cũng đã giành được nhiều danh hiệu cao quý tại các hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng trong cả nước. Đồng thời Công ty dệt 8-3 đã tạo được hàng ngàn công ăn, việc làm cho người lao động góp phần vào việc ổn định xã hội.

Về uy tín, Công ty có nhiều bạn hàng truyền thống, mua hàng với khối lượng lớn ổn định. Công ty có hệ thống phân phối trải rộng trong phạm vi cả nước, đặc biệt tập trung ở các thành phố lớn.

Để đạt được điều đó là do đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cùng với công sức đóng góp, trí tuệ của tập thể lãnh đạo và sự đoàn kết, sáng tạo trong lao động, chấp hành mọi quy định trong lao động của toàn thể anh em công nhân viên của Công ty. Tuy có nhiều thuận lợi song trước mắt còn có nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất của Công ty là máy móc cũ nát, lạc hậu với số lượng khá lớn, công nhân vừa sản xuất vừa sửa chữa. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dẫn tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều

khó khăn. Công ty có nhập một số máy móc từ nước ngoài về nhưng trong sản xuất còn gặp nhiều khó khăn vì tính không đồng bộ giữa máy cũ và máy mới.

Vì vậy vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là phải làm sao để phát huy được những ưu thế, khắc phục hạn chế nhược điểm, đề ra những phương hướng chỉ đạo hợp lý để nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất trong những năm tới.

2. Các nguyên nhân thành công cũng như các hạn chế của Công ty.a) Những điểm mạnh. a) Những điểm mạnh.

- Quy mô của Công ty loại lớn với số vốn lên tới trên 250 tỉ đồng với quy mô như vậy Công ty sẽ có nhiều lợi thế do quy mô mang lại.

- Mức độ khép kín của quá trình sản xuất từ sợi, dệt, nhuộm, may. Điều này làm tăng tính chủ động của các quá trình sản xuất.

- Trình độ tay nghề, kinh nghiệm khai thác thị trường của Công ty khá tốt. Điều này có được nhờ hơn 35 năm hoạt động trong ngành và sự quan tâm của ban lãnh đạo Công ty trong việc tuyển dụng nhân viên và đào tạo tay nghề cho người lao động.

- Những hỗ trợ từ phía Tổng công ty dệt may Việt Nam, Công ty thường xuyên nhận được sự giúp đỡ về vốn, kỹ thuật và thị trường từ phía Tổng công ty.

- Công ty có uy tín trên thị trường, với quá trình xây dựng, phát triển hơn 35 năm, Công ty đã từng là doanh nghiệp dẫn đầu ngành với sản phẩm được biết đến rất rộng rãi trên thị trường

b) Hạn chế của Công ty.

- Hạn chế lớn nhất của Công ty là tình trạng cũ nát, lạc hậu của một lượng lớn thiết bị do những thiết bị này đặc biệt là máy dệt do Trung Quốc sản xuất từ những năm 1960.

- Hiện nay Công ty vẫn chưa có phòng Marketing, đây là một bộ phận rất quan trọng của các công ty trong kinh doanh hiện đại. Khi phòng Marketing được thành lập thì các hoạt động thị trường như bán hàng, nghiên cứu thị trường, cải tiến sản phẩm, định giá, quảng cáo... sẽ được thực hiện một cách bài bản và có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dệt 8-3 (Trang 42 - 44)