Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình chuyển quyền sử dụng đất tại xã lâu thượng huyện võ nhai tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011 2013 (Trang 37)

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

- Trồng trọt: Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn nguyên nhân do thời tiết có nhiều biến động thất thường cùng với diện tích đất nông nghiệp ngày bị thu hẹp do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa. Năm 2013 diện tích gieo trồng cây hàng năm là 600 ha (trong đó diện tích lúa khoảng 320 ha, còn lại là ngô và các loại cây màu

khác)... Năng suất lúa đạt 45,32 tạ/ha; cây ngô đạt 39,5 tạ/ ha và các loại hoa

màu khác 16,7 tạ/ ha; sản lượng lương thực đạt 1463,27 tấn. Giá trị canh tác đạt 18 triệu đồng/ ha (tăng 3 triệu đồng/ ha so với năm 2011). [16]

b. Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Phát huy tiềm năng, thế mạnh, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các tổ chức kinh tế doanh nghiệp, các hộ gia đình đầu tư sản xuất kinh doanh với

nhiều ngành nghề đa dạng giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động trong xã. Từ năm 2011 đến nay tốc độ tăng trưởng của ngành liên tục tăng và tăng khá qua từng năm. Tính đến cuối năm 2013 trên địa bàn có 165 hộ sản xuất kinh doanh, trong đó ngành nghề chủ yếu: sản xuất kinh doanh và khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm... Tổng doanh thu đạt khoảng 2,2 tỷ đồng. [16]

c. Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ

Với vị trí địa lý tương đối thuận lợi đồng thời với nhiều đổi mới cơ chế chính sách tạo môi trường thu hút doanh nghiệp đầu tư trong những năm qua ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn xã có bước phát triển khá mạnh. Hàng hoá lưu thông trên địa bàn xã ngày càng đa dạng. Đến cuối năm 2013 trên địa bàn phường có 120 cơ sở kinh doanh thương mại so với năm 2011 tăng hơn 50 cơ sở. Giá trị thương mại, dịch vụ đạt khoảng 2,5 tỷ đồng. [16]

4.1.3. Đánh giá chung toàn bộ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Lâu Thượng

4.1.3.1. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên a. Những thuận lợi, lợi thế

- Khí hậu, thời tiết ít chịu ảnh hưởng của gió, bão; đất đai là điều kiện tốt cho phát triển khu dân cư và xây dựng công trình có khả năng phù hợp với nhiều mô hình sản xuất, nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả.

- Trên địa có đường quốc lộ 1B và nhiều tuyến giao thông huyết mạch khác chạy qua. Đây là điều kiện thuận lợi để Lâu Thượng giao lưu trao đổi tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế.

- Nhân dân cần cù, chịu khó ham học hỏi, sáng tạo và đoàn kết, nguồn nhân lực dồi dào, đây là động lực để phát triển kinh tế, xây dựng đô thị.

b. Những khó khăn, hạn chế

- Diện tích tự nhiên nhỏ phải chịu sức ép mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, khó khăn trong việc xây dựng cơ sở sản xuất công nghệ cao, công nghiệp sạch có quy mô lớn.

- Không được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên khoáng sản đã hạn chế đến phát triển ngành.

- Môi trường đất, không khí, nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng cần có biện pháp tích cực bảo vệ để sử dụng bền vững.

4.1.3.2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất

Kinh tế đang có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ. Hoạt động thương mại - dịch vụ lịch và các ngành phi nông nghiệp khác thay thế dần sản xuất nông nghiệp. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt đô thị ngày một đổi mới. Tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng nhìn chung, tốc độ phát triển kinh tế của xã vẫn chưa cao, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa mang tính đột phá. Ngành thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở sản xuất trên địa bàn xã vẫn phát triển một cách tự phát.

Để khắc phục những tồn tại trên, trong giai đoạn tới cần có sự nỗ lực, quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - hội. Đây chính là những yếu tố sẽ có tác động rất lớn đối với quỹ đất đai trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Lâu Thượng.

4.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Lâu Thượng năm 2013

STT Chỉ tiêu tích (ha)Diện Cơ cấu(%)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 425,35 100(%)

1 Đất nông nghiệp NNP 314,25 73,7

1.1 Đất sản suất nông nhiệp SXN 47,25 10%

1.1.1 Đất trồng lúa LUA 11,09 2,6

1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 5,14 1.2

1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 5.95 1.4

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4,85 1,1

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 20,4 4,1

1.2 Đất rừng sản suất RSX 270,14 63

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt NTS 1,54 0,4

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 1,25 0,3

2 Đất phi nông nghiệp PNN 67,48 15,8

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan công trình sự

nghiệp CTS 1,70 0,4

2.2 Đất sản suất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 10,4 2,4

2.3 Đất cơ sở văn hóa DVH 0,5 0,1

2.4 Đất quốc phòng CQP 1 0,2

2.5 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 1,31 0,3

2.6 Đất cơ sở y tế DYT 0,9 0,2

2.7 Đất nghĩa trang,nghĩa địa NTD 1,2 0,3

2.8 Đất chợ DCH 1,2 0,3

2.9 Đất sông, suối SON 18,52 4,2

2,10 Đất giao thông DGT 19.4 4,6

2.11 Đất ở OTC 10.73 2,6

Xã Lâu Thượng có diện tích tự nhiên là 425,35 ha, được phân ra các mục đích sau:

- Đất nông nghiệp :

Đây là nhóm đất có diên tích lớn nhất trên địa bàn xã Lâu Thượng với diện tích 315,25 ha chiếm 73,7% tổng diện tích tự nhiên.xét trong nhóm đất nông nghiệp này thì có thể thấy : Đất rừng sản suất chiếm cơ cấu lớn nhất là 63% hoặc có thể hiểu trong tổng cơ cấu 73,7% thì chỉ có 10% cơ cấu chia nhỏ cho 4 loại đất còn đất rừng sản suất chiếm toàn bộ cơ cấu còn lại. Đất nông nghiệp khác là loại đất có diện tích nhỏ nhât so với các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp chỉ có 1,25 ha chiếm 0,3 % cơ cấu nhóm đất nông nghiệp

- Đất phi nông nghiệp:

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 67,48 ha chiếm 15,8% tổng diện tích tự nhiên trong đó đất sử dụng vào mục đích giao thong chiếm phần diện tích nhiều so với các loại đất khác trong nhóm cụ thể là 19,4ha chiếm 4,6 trong tổng cơ cấu 15,8 nhóm đất phi nông nhiệp. Trong tổng 11 loại đất của nhóm phi nông nghiệp có trên địa bàn xã Lâu Thượng thì có 2 loại đất chiếm tỉ lệ nhỏ nhất đó là : đất cơ sở văn hóa và đất cơ sở y tế

- Đất chưa sử dụng :

So với nhóm đất nông nghiệp và phi nông nghiệp trên địa bàn xã Lâu Thượng thì đây là nhóm đất có diện tích nhỏ nhất chỉ chiếm 10,5 % tổng cơ cấu diện tích đất tự nhiên

Như vậy, dựa vào bảng trên có thể thấy cơ cấu sản suất năm 2013 trên địa bàn xã Lâu Thượng đang ở trạng thái sản xuất nông nghiệp là chủ yếu

4.2.2 Những mặt tích cực và tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất, nguyên nhân chính, giải pháp khắc phục, những kinh nghiệm về sử dụng đất.

a) Mặt tích cực

Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý và sử dụng đất nông - lâm nghiệp, phù hợp với điều kiện đất đai, đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tỷ lệ đất nông nghiệp giảm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã Lâu Thượng. Điều đó thể hiện ở các mặt là:

- Khai thác đất đai vào sản xuất nông nghiệp hợp lý. - Sử dụng tương đối hiệu quả nguồn lao động tại chỗ.

- Đa dạng hóa nhiều loại cây trồng trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều loại sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp ra thị trường sản phẩm nông nghiệp hàng hoá, đồng thời tạo nguồn nguyên liệu, thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản.

b) Một số tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất

+ Quỹ đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong khi chỉ tiêu đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp thấp, nhất là đất xây dựng hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.

+ Việc sử dụng đất không đúng mục đích, không theo quy hoạch, sử dụng đất phân tán, manh mún vẫn còn xảy ra.

+ Quỹ đất dành cho các hoạt động phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại,... chưa được khai thác sử dụng hiệu quả, một số công trình dự án đã được giao đất nhưng tiến độ triển khai còn chậm hoặc chưa được thực hiện, gây lãng phí trong sử dụng đất.

c) Nguyên nhân chính và giải pháp khắc phục

* Một số nguyên nhân chính

- Do biến động đất đai lớn và tiến độ thực hiện của các dự án xây dựng trên địa bàn xã còn chậm theo kế hoạch.

- Công tác quản lý, giám sát hoạt động sử dụng đất của các chủ sử dụng đất trên thực tế chưa được thực hiện triệt để.

* Giải pháp khắc phục:

- Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần được đẩy nhanh tiến độ và theo đúng kế hoạch đề ra.

- Cần theo dõi, đo đạc và chỉnh lý biến động đất đai thường xuyên. Tổ chức tốt việc tuyên truyền và triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2003. Cụ thể hóa các văn bản pháp luật đất đai của Nhà nước vào tình hình thực tế của địa phương, tăng cường năng lực và phương tiện cho cán bộ quản lý đất đai.

4.2.2. Công tác quản lý nhà nước về đất đai

4.2.2.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai

Sau khi Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản dưới luật có hiệu lực UBND xã Lâu Thượng tổ chức triển khai mở các lớp tập huấn cho cán bộ và

tuyên truyền cho nhân dân dưới nhiều hình thức như tổ chức các buổi phát thanh qua hệ thống loa truyền thanh liên xóm, thông báo các điều kiện và thủ tục về giấy tờ trên bảng thông báo tại Văn phòng UBND xã tại nhà văn hóa các tổ nhân dân; dần đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp. Tổ chức và quản lý có hiệu quả tủ sách pháp luật, phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân trong phường trong đó có việc tìm hiểu pháp luật về đất đai.

4.2.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Đến nay địa giới hành chính giữa xã với các đơn vị xã trong huyện và các huyện giáp ranh, đã được xác định bởi các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới trên thực địa và được chuyển vẽ lên bản đồ. Bên cạnh đó, việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính và bản đồ hành chính của xã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Đến nay xã đã thành lập bản đồ hành chính của xã ở tỷ lệ 1/5000. [16]

4.2.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Đến nay công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính đã được thực hiện bằng phương tiện kỹ thuật tiên tiến với các tỷ lệ 1/500 và 1/2000. Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã thực hiện tốt theo quy định, định kỳ 5 năm cùng với công tác kiểm kê đất đai; hiện nay đã hoàn tất xong việc lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất phường tỷ lệ 1/5.000 giai đoạn 2015 - 2020. [16]

4.2.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Những năm trước đây, xã chưa lập quy hoạch sử dụng đất, song UBND xã cũng đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Thực hiện quy hoạch chi tiết tại một số khu vực đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình kinh tế - xã hội theo chủ trương của huyện Võ Nhai

Hiện nay đã hoàn tất việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, trong đó hoàn thành xây dựng kế hoạch sử dụng đất cụ thể đến từng năm, xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm thời kỳ đầu 2011 - 2015. [16]

4.2.2.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn xã cơ bản được triển khai theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, qua đó đã hạn chế và khắc phục các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất.

Công tác thu hồi đất của các cá nhân và tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích đã được tiến hành thường xuyên liên tục; song vấn đề thu hồi đất của các cá nhân để xây dựng các dự án trọng điểm vẫn còn chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do giá đền bù còn chưa hợp lý và thống nhất, thời gian đền bù kéo dài... [16]

4.2.2.6. Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính đã được các cấp ngành địa phương và người dân quan tâm, được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Tính đến hết năm 2013 trên địa bàn xã đã cấp được 1.020 GCNQSDĐ trong đó: hộ gia đình, cá nhân 1.010 giấy chứng nhận với diện tích 121,67 ha và tổ chức 9 giấy chứng nhận với diện tích 8,60 ha. [15]

4.2.2.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Xã thực hiện việc thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm theo đúng pháp luật. Năm 2012 được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thực hiện công tác kiểm kê đất đai theo Chỉ thị số 28/2004/CT-TTg ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn phường đạt kết quả tốt, chất lượng đảm bảo, hạn chế được tình trạng sai lệch về số liệu, bản đồ với thực tế.

4.2.2.8. Quản lý tài chính về đất đai

Để thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai, xã tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Năm 2013 tổng số các khoản thu liên quan đến đất đai đạt khoảng 381 triệu đồng. [15]

4.2.2.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Việc chuyển nhượng, cho thuê quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất theo khung giá của UBND tỉnh ban hành được UBND xã thực hiện chặt chẽ theo chỉ đạo của UBND huyện.

4.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN QUYỀN ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI LUẬT ĐẤT ĐAI 2003 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LÂU THƯỢNG

4.3.1. Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất

4.3.1.1. Đánh giá kết quả chuyển đổi quyền sử dụng đất

Hiện nay, Luật đất đai 2003 quy định chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân trong cùng một đơn vị cấp xã.

Tuy đã được quy định rất rõ tại Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành nhưng thực tế trên địa bàn xã Lâu Thượng giai đoạn 2011 - 2013, việc chuyển đổi quyền sử dụng đất không có một trường hợp nào. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Một là, việc chuyển đổi quyền sử dụng đất chỉ diễn ra do sự thảo thuận ngầm, thỏa thuận bằng miệng mà không qua các thủ tục giấy tờ do sự

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình chuyển quyền sử dụng đất tại xã lâu thượng huyện võ nhai tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011 2013 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w