Kết quả tính toán thủy lực tuyến thoát lũ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch lũ chi tiết sông Trà Lý tỉnh Thái Bình (Trang 87)

IV. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.2Kết quả tính toán thủy lực tuyến thoát lũ

Kết quả tính toán các phương án được trình bày trên bảng sau:

Bảng 36. Kết quả tính toán mực nước lũ lớn nhất tại các vị trí

Sông Địa danh Vị trí (m) Lũ thiết kế Phƣơng án quy hoạch Cao trình đê

LTK3 TTL1 TTL2 TTL3 Tả Hữu

Hồng Hà Nội 72392 12.75 12.78 12.78 12.78 - Hưng Yên 140750 9.1 9.12 9.12 9.11

Đuống Thượng Cát 2300 11.94 11.95 11.96 11.94

Luộc Dương Triều 5380 7.53 7.55 7.55 7.54

Trà Lý 0 7.5 7.48 7.47 7.49 - 2000 6.69 6.70 6.75 6.93 - 4650 6.26 6.43 6.39 6.55 6.8 7.2 - 5750 6.22 6.33 6.28 6.43 6.8 7.1 - 6750 6.18 6.28 6.22 6.35 6.8 7.0 - Quyết Chiến 8800 6.12 6.18 6.17 6.28 6.6 6.9 - 10600 5.88 5.98 6.04 6.13 6.4 6.8 - 11700 5.83 5.94 5.99 6.08 6.3 6.7 - 13400 5.79 5.85 5.89 5.98 6.2 6.6 - 15500 5.69 5.75 5.79 5.88 6.1 6.5 - 18000 5.47 5.63 5.58 5.73 5.9 6.4 - 19300 5.36 5.49 5.43 5.58 5.8 6.3 - 21100 5.33 5.4 5.39 5.45 5.8 6.2

87

Sông Địa danh Vị trí (m) Lũ thiết kế Phƣơng án quy hoạch Cao trình đê

LTK3 TTL1 TTL2 TTL3 Tả Hữu - 23000 5.22 5.3 5.31 5.38 5.8 6.0 - 24500 5.07 5.2 5.2 5.28 5.7 5.6 - 26250 4.98 5.13 5.14 5.19 5.6 5.5 - Thái Bình 27850 4.91 4.98 5.04 5.1 5.5 5.4 - 29000 4.71 4.88 4.94 5.01 5.3 5.3 - 30600 4.57 4.73 4.78 4.9 5.3 5.2 - 32300 4.53 4.65 4.73 4.83 5.2 5.1 - 33500 4.49 4.61 4.68 4.75 5.1 5.0 - 35050 4.46 4.55 4.61 4.66 5.0 4.8 - 36950 4.37 4.49 4.53 4.61 5.0 4.9 - 38250 4.33 4.43 4.48 4.53 4.9 4.8 - 39450 4.21 4.32 4.38 4.46 4.9 4.7 - 41450 4.17 4.27 4.31 4.38 4.8 4.5 - 43000 4.11 4.22 4.18 4.28 4.7 4.3 - 45200 4.08 4.15 4.13 4.19 - 47600 4.06 4.1 4.08 4.12 - 48400 4.05 4.03 4.06 4.09 - 52200 3.91 3.96 3.94 3.98 52800 3.9 3.93 3.91 3.95 Định Cư 55700 3.77 3.8 3.81 3.82 56600 3.71 3.75 3.76 3.77 3.3.3 Phân tích kết quả

Căn cứ vào kết quả tính toán của các phương án tuyến thoát lũ có một số nhận xét như sau:

- Tất cả các phương án đều cho mực nước thấp hơn cao trình đê hiện tại nên vẫn đảm bảo tính an toàn cho cao trình đê hiện tại.

- Cả 3 phương án đều cho mực nước trên tuyến sông Trà Lý cao hơn so với mực nước lũ thiết kế.

+Phương án TTL1, tại vị trí các bối phục vụ sản xuất, mực nước tăng đột ngột và lớn nhất là 17cm.

88

+Phương án TTL2, tại vị trí các bối có dân cư sinh sông, mực nước tăng đột biến và lớn nhất là 23cm.

+Phương án TTL3 là phương án gây mực nước tăng lớn nhất so với hai phương án còn lại. Mực nước tăng cục bộ và lớn nhất là 37cm.

- Trong hai phương án TTL1 và TTL2 ta thấy mực nước của hai phương án này so với mực nước lũ thiết kế tăng là gần như nhau.

- Đối với phương án TTL1 và TTL3 thì phương án TTL3 cho mực nước dâng cao hơn sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến các hoạt động của dân cư ở các bối gây khó khăn hơn trong việc quy hoạch hành lang thoát lũ.

- Đối với phương án TTL2 và TTL3 thì phương án TTL3 cho mực nước cao hơn gây ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sản xuất của các bối.

SO SÁNH CAO TRÌNH ĐÊ HIỆN TẠI VÀ MỰC NƯỚC LŨ LỚN NHẤT CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 0 8800 18000 26250 33500 41450 52200

P hương án lũ thiết kế L TK 3 P hương án quy hoạc h TTL 1 P hương án quy hoạc h TTL 2 P hương án quy hoạc h TTL 3 Đê hữu s ông Trà L ý Đê hữu s ông Trà L ý

Hình 22: So sánh cao trình đê hiện tại và mực nước lũ lớn nhất các phương án thiết kế.

89

Nhìn trên hình vẽ, ta có thể thấy phương án TTL3 cho mực nước tăng cao nhất, gây ảnh hưởng đến các hoạt động dân sinh kinh tế, hoạt động sản xuất tại các bối bãi. Bên cạnh đó, mực nước tăng cao cũng gây khó khăn hơn trong việc quy hoạch các bối để đảm bảo khả năng thoát lũ cho tuyến sông. Phương án TTL1 và TTL2 cho mực nước tăng tại vị trí các bối nằm trong điều kiện cho phép (không tăng quá 30cm), không gây ra sự tăng đột biến mực nước tại các vị trí bối. Dựa trên các tiêu chí tính toán hành lang thoát lũ ta chọn phương án TTL2 là hợp lý hơn vì phương án này sẽ không làm ảnh hưởng đến dân cư, cơ sở hạ tầng đã có. Vậy để thực hiện quy hoạch lũ chi tiết cho sông Trà Lý thì các bối bãi phục vụ cho sản xuất sẽ được đưa vào hành lang thoát lũ, các bối bãi có dân cư sinh sống cần đưa ra khỏi hành lang thoát lũ.

90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Với đề tài “Quy hoạch lũ chi tiết sông Trà Lý tỉnh Thái Bình”, luận văn đã đạt được một số kết quả chính như sau:

1.Tổng hợp, phân tích các điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội của lưu vực sông Trà Lý tỉnh Thái Bình và kết hợp với các chỉ tiêu quy hoạch lũ để đưa ra các phương án quy hoạch lũ cho sông Trà Lý. Các phương án quy hoạch để xây dựng hành lang thoát lũ:

- Tuyến thoát lũ bao gồm phần lòng sông và các bối có dân cư sinh sống. Các bối phục vụ sản xuất được đưa ra ngoài tuyến (TTL1) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tuyến thoát lũ bao gồm phần lòng sông và các bối phục vụ sản xuất. Các bối có dân cư sinh sống được đưa ra ngoài tuyến. (TTL2)

- Tuyến thoát lũ chỉ có sử dụng phần lòng sông. Các bối có dân cư sinh sống và phục vụ sản xuất được đưa ra ngoài tuyến. (TTL3)

2. Luận văn đã tính toán và lựa chọn được mức đảm bảo phòng chống lũ cho tuyến sông Trà Lý tỉnh Thái Bình là P=0,4% ứng với chu kỳ là 250 năm.

3. Áp dụng thành công mô hình Mike 11 để tính toán mực nước và lưu lượng lũ thiết kế cho sông Trà Lý. Cụ thể mực nước lũ thiết kế lớn nhất cho sông Trà Lý là 7.5m, tương ứng với nó là lưu lượng lũ thiết kế lớn nhất là 2835 m3

/s.

4. Luận văn đã chỉ ra được phương án xây dựng tuyến thoát lũ hợp lý nhất là tuyến thoát lũ chỉ sử dụng phần lòng sông và các bối sản xuất, các bối có dân cư sinh sống sẽ được đưa ra ngoài tuyến để từ đó tiếp tục công việc thực hiện quy hoạch lũ chi tiết cho sông Trà Lý tỉnh Thái Bình.

2 KIẾN NGHỊ

Luận văn mới chỉ sử dụng mô hình Mike 11 kết hợp với tiêu chí về mực nước để đưa ra phương án quy hoạch chi tiết cho tuyến sông Trà Lý. Với việc sử dụng mô hình Mike 11, ta mới chỉ ra được sử dụng hay không sử dụng các bối bãi mà chưa nói được cụ thể sử dụng các bối bãi thế nào. Để làm được điều này, ta nên

91

sử dụng mô hình hai chiều như mike 21 kết hợp với một số mô hình khác để tính được trường vận tốc tại các bối bãi. Từ đó, trên mỗi bối bãi ta có thể chỉ ra được đoạn nào có thể đưa vào hành lang thoát lũ, đoạn nào thì không thể đưa vào được.

Tác giả hy vọng trong thời gian tới sẽ có những tác giả khác nghiên cứu kỹ và sâu hơn về việc "Quy hoạch lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê".

92

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Căn cứ Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch phòng chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình ”.

2. Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020. 3. Báo cáo tham luận hiện đại hóa hệ thống tưới tiêu tỉnh Thái Bình.

4. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình. 5. Niên giám Thái Bình 2009.

6. Lương Phương Hậu (1992), Động lực học Dòng sông, Trường Đại học Xây dựng

Hà Nội.

7. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam

8. Trường Đại Học Thủy Lợi – Viện Kỹ thuật công trình, Báo cáo bổ xung - Dự án quy hoạch “Rà soát quy hoạch công trình ngăn mặn, trữ ngọt dòng chính sông Trà Lý, sông Hóa”, Hà nội tháng 4 năm 2011.

9. Sổ tay kỹ thuật thuỷ lợi (2006), Nxb nông nghiệp.

10. Viện Quy Hoạch Thủy Lợi, Báo cao dự án “Quy hoạch tổng thể thủy lợi đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu”, Hà Nội 2010.

11. Viện Quy Hoạch Thủy Lợi, Báo cáo tổng hợp - Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, Hà Nội 2009.

12. Viện Quy hoạch Thủy Lợi, Quy hoạch phòng chống lũ đồng bằng sông Hồng, Hà Nội năm 2002.

13. Vũ Tất Uyên (2004), Kiểm soát lũ và thoát lũ, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 14. www.thaibinh.gov.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch lũ chi tiết sông Trà Lý tỉnh Thái Bình (Trang 87)