5. Ứng dụng, nhu cầu thực tế của đề tài
3.2. Các thao tác cơ bản trên phần mềm
- Cửa sổ “Portal view” là cổng thông tin cung cấp các chức năng tổng quan của phần mềm.
- Cung cấp các chức năng cơ bản của phần mềm.
- Ta có thể mở các dự án đã lập trình sẵn, tạo một dự án mới, di chuyển một dự án, hoặc vào phần trợ giúp để có thể hiểu rõ hơn về phần mềm ...
- Bảng lựa chọn những dự án được sắp xếp theo thời gian. - Vào dự án mà ta chọn, đi đến giao diện dự án.
- Cung cấp thông tin của dự án mà ta đang mở như là tên, nơi lưu trữ....
Hình 3.1. Cửa sổ Portal view
Cửa sổ “OVERVIEW” là nơi quản lý toàn bộ dữ liệu của các dự án (Project) được soạn thảo. Các công cụ cần thiết sẽ được tự động kích hoạt khi người sử dụng truy cập đến dữ liệu đang được chọn.
Hình 3.2. Cửa sổ Overview
Các dự án (Project) là nơi lưu trữ các dữ liệu và chương trình được tạo trong một giải pháp tự động hóa. Các dữ liệu trong một dự án bao gồm: Dữ liệu cấu hình về cấu trúc phần cứng và các tham số cho các module.
- Dữ liệu cấu hình cho các giao tiếp mạng. - Các chương trình cho các module.
- Các trạm (station) trong Simatic Step 7 đại diện cho một cấu trúc phần cứng của một bộ điều khiển khả trình và nó chứa các dữ liệu để đặt cấu hình và tham số cho mỗi module trong trạm.
“Devices & Network” là cửa sổ (phần mềm) đặt cấu hình cho các trạm, bao gồm sắp xếp các giá (rack), các module, các giá vào ra phân tán, và các module giao tiếp. Ta có thể thêm các module cần thiết, màn hình HMI, hoặc kết nối lập trình Wincc.
Hình 3.3. Cửa sổ Devices & Network
- Tab để chuyển đổi giữa các thiết bị và xem kết nối mạng của các thiết bị.
- Thanh công cụ: thanh công cụ bao gồm các công cụ cho mạng đồ họa của thiết bị, cấu hình các kết nối và màn hình hiển thị thông tin địa chỉ. Sử dụng chức năng zoom (phóng to, thu nhỏ) để xem địa chỉ....
- Khu vực đồ họa: khu vực đồ họa hiển thị các thiết bị liên quan đến mạng, mạng lưới, kết nối và các mối quan hệ. Trong lĩnh vực đồ họa, bạn có thể chèn các thiết bị từ các mục phần cứng (7) và kết nối chúng với nhau.
- Cung cấp tổng quan các đối tượng được tạo ra trong đồ họa. Bằng cách giữ chuột, có thể nhanh chóng di chuyển đến các đối tượng mong muốn và hiển thị chúng trong lĩnh vực đồ họa.
- Bảng thông tin các thiết bị được chọn, cung cấp tổng quan thông tin của thiết bị được chọn kết nối.
- Cửa sổ thanh tra hiển thị thông tin về các đối tượng đang được chọn. Ta có thể chỉnh sửa các thiết lập của các đối tượng được chọn trong "Properties" tab của thanh tra, đổi địa chỉ IP...
- Danh mục phần cứng, giúp ta dễ dàng lựa chọn cung cấp cho ta các phần cứng khác nhau của các thiết bị. Ta có thể lấy các phần cứng ra bằng cách kéo thả chuột từ phần này vào khu vực đồ họa của giao diện mạng.
“Online & diagnostics” là cửa sổ giao tiếp, kết nối thiết bị thông qua địa chỉ IP, kiểm tra kết nối giữa máy tính với thiết bị PLC, HMI...
Cách kiểm tra như sau:
- Đổi địa chỉ IP máy tính với thiết bị cần giao tiếp, kết nối. - Chọn “ Online & diagnostics ”
- Thay đổi chuẩn kết nối trong mục “ Type of the PG/PC interface ” thành chuẩn “PN/IE”.
- Trong mục “PG/PC interface” ta lựa chọn card mạng mà máy tính ta đang dùng. - Cuối cùng, kích vào “Flash LED” nếu đèn báo trên thiết bị sáng thì kết nối giữa
máy tính và thiết bị hoàn thành.
Hình 3.4. Cửa sổ Online & diagnostics
“MAIN OB1” là cửa sổ để viết chương trình điều khiển. Đây là phần khung của chương trình, chứa các lệnh điều khiển chương trình ứng dụng. Với một số chương trình điều khiển nhỏ, đơn giản ta có thể viết tất cả các lệnh trong khối này. Chương trình ứng dụng được xử lý bắt đầu từ chương trình chính, các lệnh được xử lý lần lượt từ trên xuống dưới và chỉ một lần ở mỗi vòng quét. Trong Step 7 v11 chương trình được chứa trong khối OB1.
Hình 3.5. Cửa sổ Main OB1
Thanh công cụ: Thanh công cụ giúp ta truy cập các chức năng chính của trình biên tập chương trình, chẳng hạn như:
- Chèn, xóa, mở, và đóng các networks - Hiện và ẩn các toán hạng
- Hiện và ẩn ý kiến mạng - Hiện và ẩn các mục yêu thích - Hiện và ẩn trạng thái chương trình Khối giao diện:
- Hiển thị các địa chỉ vào/ra được tạo ra và quản lý chúng
- Mục này giúp ta dễ dàng viết chương trình, nhờ lấy các tiếp điểm, cũng như các khối timer, counter....
Mục để viết chương trình.
- Tạo và quản lý các Networks.
- Ghi các tiêu đề, bình luận cho các khối và Networks - Tạo các tag cho các địa chỉ vào/ra.
Các khối nhiệm vụ cung cấp cho chương trình. Các khối mở rộng, cung cấp các chức năng phụ. Mục này giúp ta lựa chọn các mục chức năng cần thiết để hoàn thành chương trình.