Một số kiến nghị:

Một phần của tài liệu Các biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam - Myanmar (Trang 39 - 44)

Thứ nhất: Các cơ quan hữu quan cần tổ chức và triển khai thực hịên các hiệp định , hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa chính phủ và doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Myanmar. Cần sớm đưa các hiệp định này đi vào đời sống kinh tế để các doanh nghiệp nắm bắt được và chủ động tìm kiếm những cơ hội buôn bán và đầu tư ở cả thị trường hai nước.

Thứ hai nên tổ chức các hội chợ thương mại quốc tế của Việt Nam thường niên tại thị trường Myanmar. Từ đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể giới thiệu đựơc hàng hoá của mình tới người tiêu dùng Myamar và có thể tìm kiếm đựơc các đối tác cũng như ký kết được các hợp đồng. Thực tế cho

thấy các hội trợ thương mại quốc tế của Việt Nam tổ chức năm 2004 tại Myanmar đã đạt được nhiều kết quả ngoài mong đợi, hàng Việt Nam tại hội chợ không đủ để bán cho khách hàng: điều này cho thấy hàng hoá Việt Nam rất phù hợp với thị thiếu và túi tiền của người dân Myanmar và có thể nói rằng nó đã chinh phục được ngừơi dân nơi đây. Cũng thông qua các kỳ hội chợ này thì nhiều hợp dồng mua bán hàng hoá đã được ký kết giữa doanh nghiệp hai nước.

Thứ ba là các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có thể liên doanh liên kết với các đối tác Myanmar tổ chức các tuyến du lịch tới Myanmar bằng cách nối dài các tour du lịch Hà Nội – Băng Cốc- Yangon hay Thành phố Hồ Chí Minh – Băng cốc – Yangon, Đà nẵng – Băng cốc- Yangon… Với lợi thế và tiềm năng du lịch chưa đựơc khai thác của đất nước Chùa Vàng thì hoạt động liên kết này hứa hẹn sẽ đem lại nhiều thành công.

Thứ tư là các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường kinh doanh buôn bán, tăng cường đầu tư, liên doanh, liên kết với các Myanmar để thâm nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường tiềm năng này. Họ phải là những doanh nghiệp đi tiên phong, mở đường cho các doanh nghiệp khác cũng thấy được tiềm năng và mong muốn đón nhận và khai thác tiềm năng đó. Do đó, họ không những sẽ thu được lợi nhuận về cho bản thân doanh nghiệp mình mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước ngày càng phát triển.

Thứ năm là Bộ ngoại giao Việt Nam cần nghiên cứu , đàm phán với Bộ Ngoại giao Myanmar ký kết hiệp định miễn thủ tục thị thực xuất nhập cành Visa cho công dân hai nước. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công dân hai nước có thể đi lại một cách dễ dàng, thúc đẩy du lịch phát triển. Hơn nữa nhờ vậy hoạt động đầu tư và thương mại giữa hai nước cũng sẽ không ngừng phát triển.

KẾT LUẬN

Xu hướng hội nhập hoá toàn cầu hoá nền kinh tế là một xu hướng chung của nền kinh tế cả thế giới, các nước ASEAN trong đó có Myanmar và Việt Nam cũng phải là ngoại lệ. Trong những năm gần đây, Myanmar và Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong quan hệ giữa hai bên. Quan hệ ngoại giao được tăng cường thông qua những tuyên bố chung, chuyến thăm hữu nghị chính thức của các quan chức cấp cao của hai bên. Quan hệ thương mai đang ngày càng được đẩy mạnh và có những dấu hiệu khả quan bằng các hiệp định chung về thương mại, du lịch, hang không, nông nghiệp, lâm nghiệp, giáo dục, thành lập uỷ ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa học kĩ thuật, quan hệ thương mại đã chuyển từ một chiều sang song phương, giá trị kim ngạch hai chiều của Myanmar và Việt Nam đã đạt được những mốc tích cực mới. Tuy nhiên, quan hệ về đầu tư của hai nước hầu như chưa hề được đề cập đến và chưa được khai thác mặc dù cả hai bên đều có những lợi thế riêng biệt, có khả năng phát huy. Xét một cách khái quát, mối quan hệ giữa hai nước gần đây đang ngập tràn những tín hiệu tốt, những cơ hội mới. Mặc dù vầy, ta phải nhìn nhận là còn rất nhiều năng lực lợi thế tiềm tàng mà chúng ta chưa sử dụng và chưa có thế khai thác tối đa trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Myanmar.

Trên đây là bài nghiên cứu của nhóm chúng em về đề tài Myanmar trong chương trình của môn học “Kinh tế các nước ASEAN”. Trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, các chính sách, mối quan hệ với các quốc gia khác của Myanmar, chúng em đã mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp để tăng cường thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. Tuy nhiên,

do giới hạn về thời gian và năng lực, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong sẽ có sự giúp đỡ góp ý và chỉnh sửa cho hoàn thiện đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kinh tế các nước Đông Nam Á - Thực trạng và triển vọng. Tác giả: Phạm Đức Thành – Trung Dung Hoà (chủ biên)

Nhà xuất bản Khoa học xã hội HN -2002

Các trang web: 2. http://en.wikipedia.org/wiki/Burma#Economy 3. http://www.itpc.hochiminhcity.gov.vn/ 4. http://www.baothuongmai.com.vn/printarticle.aspx?Article_ID=22387 5. http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Tang-cuong-quan-he-hop-tac-nhieu-mat- Viet-Nam-Myanmar/20754037/96/ 6. http://www.vietrade.gov.vn/ 7. http://www.mofa.gov.vn/vi/ 8. http://www.vitinfo.com.vn/muctin/Kinhte/Nangluong/46371/default.aspx Và một số tài liệu khác

MỤC LỤC

Mở đầu………....1

Nội dung………..3

Chương 1.Giới thiệu chung về đất nước Myanmar...3

1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của đất nước Myanmar...3

1.2. Các điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển kinh tế Myanmar...7

1.2.1. Thuận lợi...7

1.2.2. Khó khăn...12

Chương 2. Các chính sách phát triển kinh tế của Myanmar...15

2.1. Chính sách thương mại quốc tế...15

2.1.1 Những quy định về mậu dịch...15

2.1.2.Khái quát chính sách nhập khẩu của mi –an –ma (từ năm 2002)...20

2.2. Chính sách đầu tư quốc tế...20

2.3 . Một số kết quả đạt được...23

Chương 3. Quan hệ giữa Việt Nam và Myanma và các giải pháp thúc đẩy quan hệ của hai nước...26

3.1 Quan hệ giữa Việt nam và Myanmar...26

3.1.1.Quan hệ ngoại giao...26

3.1.2 Quan hệ thương mại ...29

3.1.3 .Vấn đề đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar...33

3.2.Các biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Myanmar. ...35

3.2.1. Các biện pháp mang tính vĩ mô:...35

3.2.2. Các biện pháp cụ thể:...36

Một phần của tài liệu Các biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam - Myanmar (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w