L ời mở đầ u
2.1.2. Loại công trình phân theo đặc tính kỹ thuậ t
Các công trình trong nghiên cứu này được chia làm 2 loại là công trình xây dựng và công trình (dự án) mua sắm trang thiết bị. Có 98 công trình xây dựng, chiếm 76%, gồm các công trình xây dựng cầu đường, nhà, chợ... Còn lại 31 công trình, chiếm 24%, chỉ mua sắm trang thiết bị như mua thiết bị khảo sát, đo đạc, phân tích cho phòng thí nghiệm; mua xe ô tô chuyên dụng; mua trang thiết bị học tập cho học sinh... Để phân biệt 2 loại công trình này, ta xây dựng biến “DacdiemCT” như sau: “DacdiemCT = 1” nếu công trình đó là công trình xây dựng, “DacdiemCT = 2” nếu công trình đó mua sắm trang thiết bị. Biến “CTTThietbi” là biến 0 – 1, nó nhận giá trị 1 khi công trình đó là công trình mua sắm trang thiết bị và nhận giá trị 0 khi đó là công trình xây dựng.
Số lượng công trình và tỷ lệ sai trung bình của 2 loại công trình phân theo đặc tính kỹ thuật được trình bày trong bảng 2.2 và được thể hiện thông qua biểu đồ 2.2.
Bảng 2.2. Tỷ lệ sai trung bình của 2 loại công trình phân theo đặc tính kỹ thuật
Công trình xây dựng Công trình mua trang thiết bị Tổng Số lượng công trình 98 31 129 Tỷ lệ sai trung bình (%) 2,91 0,32 2,29
Từ kết quả ở bảng 2.2 và hình 2.2, ta thấy các công trình xây dựng có tỷ lệ sai trung bình lớn hơn tỷ lệ sai trung bình của 129 công trình, còn các công trình mua trang thiết bị có tỷ lệ sai trung bình thấp hơn hẳn tỷ lệ sai trung bình của 129 công trình và chỉ bằng 1/9 tỷ lệ sai trung bình của các công trình xây dựng. Điều này có vẻ hợp lý vì khi mua sắm trang thiết bị, chủng loại và giá cả các mặt hàng đều công khai (trong hồ sơ) nên phần trăm “gian lận” ở đây ít. Trong khi ở các công trình xây dựng, đơn vị thi công có thể cố tình làm sai bằng cách khai khống khối lượng công
việc để khai tăng số tiền quyết toán, do đó tỷ lệ sai thường cao. Mà các nhân viên làm công việc kiểm toán lại là những người đã học và làm trong ngành xây dựng nên họđều dễ dàng phát hiện những điều không hợp lý. 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 Công trình xây dựng Công trình mua trang thiết bị Tổng
Hình 2.2. Biểu đồ về tỷ lệ sai trung bình của các nhóm đặc điểm công trình
Tuy nhiên để khẳng định chính xác xem yếu tố đặc điểm công trình có ảnh hưởng đến tỷ lệ sai phạm trong quyết toán của các công trình không và các đặc điểm công trình ảnh hưởng ở mức độ nào thì ta cần sử dụng các phương pháp kiểm định khác nữa và ta sẽ trình bày ở phần sau. Còn bây giờ ta sẽ tìm hiểu thêm một yếu tố khác có thể tác động đến tỷ lệ sai phạm của các công trình là loại công trình phân theo chức năng sử dụng.
2.1.3. Loại công trình phân theo chức năng sử dụng.
Các công trình được chi ra làm nhiều loại như: công trình dịch vụ công cộng (trung tâm thương mại, chợ, nhà văn hóa, khu di tích...) có 7 công trình, chiếm 5,4%; công trình kinh doanh (nhà, văn phòng cho thuê...) có 8 công trình, chiếm 6,2%; hạ tầng cơ sở sản xuất (nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng...) có 10 công trình,
chiếm 7,8%; nhà chung cư có 13 công trình, chiếm 10,1%; trụ sở làm việc, nhà công vụ (của ngân hàng, cục thuế...) có 45 công trình, chiếm 34,9%; trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có 13 công trình, chiếm 10,1%; trường trung học phổ thông (cấp 1, 2, 3) có 16 công trình, chiếm 12,4%; xây dựng cầu, đường, thủy điện có 17 công trình, chiếm 13,2%.
Ta nhóm các loại công trình trên vào 4 nhóm lớn và đưa vào biến “ChucnangsdCT” như sau: “ChucnangsdCT = 1” nếu là công trình xây dựng hoặc mua sắm trang thiết bị cho trường; “ChucnangsdCT = 2” nếu là công trình cơ sở hạ tầng (công trình dịch vụ công cộng, hạ tầng sản xuất, cầu, đường, thuỷ điện); “ChucnangsdCT = 3” nếu là công trình kinh doanh (chung cư, văn phòng cho thuê); “ChucnangsdCT = 4” nếu là công trình trụ sở làm việc, nhà công vụ.
Ta xây dựng các biến 0 – 1 cho từng nhóm công trình. Biến “Truonghoc” nhận giá trị là 1 khi công trình đó xây dựng hoặc mua sắm trang thiết bị cho trường (ứng với biến “ChucnangsdCT” nhận giá trị 1) và nhận giá trị 0 trong các trường hợp còn lại (ứng với biến “ChucnangsdCT” nhận giá trị 2, 3 hoặc 4). Biến “CosoHT” nhận giá trị là 1 khi công trình đó là công trình phục vụ cho cơ sở hạ tầng (ứng với biến “ChucnangsdCT” nhận giá trị 2) và nhận giá trị 0 trong các trường hợp còn lại (ứng với biến “ChucnangsdCT” nhận giá trị 1, 3 hoặc 4). Biến “Chungcu” nhận giá trị là 1 khi công trình đó là công trình xây dựng hoặc mua sắm trang thiết bị cho chung cư, văn phòng cho thuê (ứng với biến “ChucnangsdCT” nhận giá trị 3) và nhận giá trị 0 trong các trường hợp còn lại (ứng với biến “ChucnangsdCT” nhận giá trị 1, 2 hoặc 4). Như vậy các công trình trụ sở làm việc, nhà công vụ nhận giá trị bằng 0 ở cả 3 biến “Truonghoc”, “CosoHT” và “Chungcu”.
Số lượng công trình và tỷ lệ sai trung bình của 4 loại công trình phân theo chức năng sử dụng được thể hiện trong bảng 2.3 và được biểu diễn trong hình 2.3.
Qua bảng 2.3 và hình 2.3, ta thấy loại công trình có tỷ lệ sai phạm trung bình nhiều nhất là các công trình cơ sở hạ tầng với tỷ lệ sai trung bình là 5,34%, gấp 2,3 lần tỷ lệ sai trung bình của 129 công trình. Loại công trình có tỷ lệ sai trung bình
thấp nhất là công trình xây dựng hoặc mua sắm trang thiết bị cho trường học với tỷ lệ sai trung bình là 0,53%, chưa bằng 1/4 tỷ lệ sai trung bình của tất cả các công trình và bằng 1/10 tỷ lệ sai trung bình của nhóm cao nhất. Hai nhóm còn lại là nhóm các công trình chung cư – văn phòng và trụ sở làm việc có tỷ lệ sai trung bình xấp xỉ nhau và đều nhỏ hơn (bằng khoảng 2/3) tỷ lệ sai trung bình của 129 công trình.
Bảng 2.3. Tỷ lệ sai trung bình của các loại công trình theo chức năng sử dụng
Trường học Cơ sở hạ tầng Chung cư – Văn phòng Trụ sở làm việc Tổng Số lượng công trình 29 34 21 45 129 Tỷ lệ sai trung bình (%) 0,53 5,34 1,35 1,55 2,29 0 1 2 3 4 5 6 Trường học Cơ sở hạ tầng Chung cư – Văn phòng Trụ sở làm việc Tổng
Hình 2.3. Biểu đồ về tỷ lệ sai trung bình của các loại công trình phân theo chức năng sử dụng
Điều này có thểđược lý giải là các công trình trường học có phạm vi nhỏ, khối lượng nhỏ, sự giám sát chặt chẽ và thường xuyên hơn (do ở trường lúc nào cũng có rất đông học sinh và giáo viên) và trong môi trường sư phạm thì đơn vị thi công không có điều kiện làm sai, do đó tỷ lệ sai trung bình là bé nhất. Ba loại công trình là trường học, chung cư – văn phòng và trụ sở làm việc thường có chủ đầu tư là chính những người sau này sẽ sử dụng và quản lý công trình lâu dài nên họđòi hỏi đơn vị thi công làm đúng, làm nghiêm túc và giám sát chặt chẽ hơn nên có lẽ tỷ lệ sai trung bình thấp hơn. Trong khi đó loại công trình cơ sở hạ tầng thường có chủ đầu tư là các tập thể, nhà nước nên có lẽ sự quản lý, giám sát không chặt chẽ bằng ba loại công trình trên. Thực tế, báo chí vẫn hay nói tới sự “rút ruột” công trình và thường xảy ra với các công trình cầu, đường, công trình công cộng. Tuy nhiên, đây chỉ là tính trung bình, để chỉ ra ảnh hưởng của loại công trình này tới tỷ lệ sai như thế nào thì cần dùng các phương pháp kiểm định thống kê khác nữa để khẳng định.
Yếu tố cuối cùng có thể ảnh hưởng đến mức độ sai phạm trong quyết toán là cỡ công trình được mô tả dưới đây.
2.1.4. Cỡ công trình
Trong nghiên cứu này, chúng ta chia 129 công trình thành 3 nhóm theo mức kinh phí đầu tư. Nhóm cỡ nhỏ gồm những công trình có số tiền kiểm toán (trước thuế) dưới 500 triệu đồng. Có 36 công trình cỡ nhỏ, chiếm 27,9%. Nhóm cỡ vừa bao gồm những công trình có số tiền kiểm toán (trước thuế) từ 500 triệu đồng đến 2,5 tỷđồng. Có 38 công trình cỡ vừa, chiếm 29,5%. Cuối cùng là nhóm cỡ lớn gồm những công trình có số tiền kiểm toán (trước thuế) trên 2,5 tỷ đồng. Có 55 công trình cỡ lớn, chiếm 42,6%.
Ta xây dựng biến “CoCT” như sau: “CoCT = 1” nếu công trình đó là công trình cỡ nhỏ, “CoCT = 2” nếu công trình đó là công trình cỡ vừa, “CoCT = 3” nếu công trình đó là công trình cỡ lớn. Để so sánh giữa các công trình cỡ khác nhau, ta xây dựng 3 biến 0 -1 ứng với 3 cỡ công trình. Biến “CTconho” nhận giá trị 1 khi công trình đó là công trình cỡ nhỏ và nhận giá trị 0 trong 2 trường hợp còn lại. Biến
“CTcovua” nhận giá trị 1 khi công trình đó là công trình cỡ vừa và nhận giá trị 0 trong các trường hợp còn lại. Biến “CTcolon” nhận giá trị 1 khi công trình đó là công trình cỡ lớn và nhận giá trị 0 trong 2 trường hợp còn lại.
Số lượng công trình và tỷ lệ sai trung bình của 3 loại cỡ công trình được trình bày trong bảng 2.4 và được thể hiện trong biểu đồ hình 2.4.
Bảng 2.4. Tỷ lệ sai trung bình của các loại cỡ công trình
Công trình cỡ nhỏ Công trình cỡ vừa Công trình cỡ lớn Tổng Số lượng công trình 36 38 55 129 Tỷ lệ sai trung bình (%) 1,80 3,22 1,97 2,29 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 Công trình cỡ nhỏ Công trình cỡ vừa Công trình cỡ lớn Tổng
Qua bảng 2.4 và hình 2.4, ta thấy các công trình cỡ nhỏ có tỷ lệ sai trung bình thấp nhất (1,80%) và gần bằng tỷ lệ sai trung bình của các công trình cỡ lớn. Các công trình cỡ vừa có tỷ lệ sai trung bình cao nhất (3,22%), gấp 1,4 lần tỷ lệ sai trung bình của 129 công trình và gấp 1,8 lần tỷ lệ sai trung bình thấp nhất. Vậy có phải tỷ lệ sai bị ảnh hưởng bởi yếu tố cỡ công trình hay không? Có phải các công trình cỡ vừa làm tỷ lệ sai cao hơn các công trình cỡ nhỏ và cỡ lớn không? Hay tỷ lệ sai do yếu tố khác chứ không phải do yếu tố cỡ công trình? Điều này sẽ được làm rõ ở phần sau.
Tuy nhiên, bảng 2.4 chỉ đưa ra tỷ lệ sai trung bình, còn số tiền chênh lệch giữa quyết toán và kiểm toán trung bình giữa các nhóm thì chưa có. Với số tiền chênh lệch được tính bằng cách lấy số tiền quyết toán trừ đi số tiền kiểm toán. Nhóm các công trình cỡ vừa có tỷ lệ sai trung bình lớn gấp 1,6 lần tỷ lệ sai trung bình của nhóm các công trình cỡ lớn nhưng không có nghĩa là số tiền chênh lệch cũng nhiều hơn. Thật vậy, ta xem bảng sau:
Bảng 2.5. Số tiền chênh lệch trung bình của các loại cỡ công trình
Công trình cỡ nhỏ Công trình cỡ vừa Công trình cỡ lớn Tổng (129 công trình) Số tiền chênh lệch trung bình (VNĐ) 4 158 449 26 964 726 344 392 208 155 937 482 Như vậy các công trình cỡ nhỏ có số tiền chênh lệch trung bình khoảng 4,16 triệu, rất nhỏ so với số tiền chênh lệch trung bình của 129 công trình là 155,94 triệu. Mặc dù các công trình cỡ vừa có tỷ lệ sai trung bình cao hơn tỷ lệ sai trung bình của các công trình cỡ lớn nhưng ta thấy số tiền chênh lệch trung bình của các công trình cỡ vừa khoảng 26,96 triệu, chỉ gần bằng 1/13 số tiền chênh lệch trung bình của các công trình cỡ lớn khoảng 155,94 triệu. Do vậy các công trình cỡ càng lớn thì số tiền chênh lệch có vẻ càng lớn.
2.2. PHÂN TÍCH MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN TỶ LỆSAI PHẠM SAI PHẠM
2.2.1. Phân tích phương sai cho 4 nhân tố
Để biết nhân tố nào trong 4 nhân tố: địa điểm, hạng mục, loại công trình, cỡ công trình ảnh hưởng đến tỷ lệ sai phạm của các công trình thì ta sử dụng phương pháp phân tích phương sai cho 4 nhân tốđó. Trong phương pháp này, biến “tylesai” là biến phụ thuộc, 4 biến độc lập là “MaDDiem”, “DacdiemCT”, “ChucnangsdCT” và “CoCT”. Sử dụng phần mềm SPSS ta thu được kết quả trình bày trong bảng 2.6.
Bảng 2.6. Kết quả phân tích phương sai cho 4 nhân tố
Source Type III Sum
of Squares df Mean Square F Sig. Corrected Model 982.847(a) 9 109.205 5.117 .000 Intercept 102.618 1 102.618 4.809 .030 DacdiemCT 167.856 1 167.856 7.866 .006 MaDDiem 309.099 3 103.033 4.828 .003 ChucnangsdCT 580.449 3 193.483 9.067 .000 CoCT 91.679 2 45.839 2.148 .121 Error 2539.415 119 21.340 Total 4198.152 129 Corrected Total 3522.263 128 Ta đã biết, biến độc lập nào có xác suất ý nghĩa (significance) nhỏ hơn 5% thì biến đó thực sự có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Biến độc lập nào có xác suất ý nghĩa lớn hơn hoặc bằng 5% thì biến đó không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Qua bảng 2.6, ta có xác suất ý nghĩa của biến “DacdiemCT” là 0,006 (tức là 0,6%), xác
suất ý nghĩa của biến “MaDDiem” là 0,003 (tức là 0,3%), xác suất ý nghĩa của biến “ChucnangsdCT” là 0, xác suất ý nghĩa của biến “CoCT” là 0,121 (tức là 12,1%), Như vậy, địa điểm, đặc điểm và chức năng sử dụng của công trình là những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sai phạm của các công trình, còn cỡ công trình không ảnh hưởng đến tỷ lệ sai (mặc dù tỷ lệ sai trung bình của nhóm các công trình cỡ vừa cao hơn nhiều hai nhóm còn lại).
Nhưng 3 nhân tố trên đây ảnh hưởng tới tỷ lệ sai như thế nào, có tác dụng làm tăng hay giảm tỷ lệ sai thì phương pháp phân tích này chưa chỉ rõ được. Do đó ta dùng phương pháp hồi quy mô hình tuyến tính tổng quát để đưa ra các kết luận cụ thể hơn.
2.2.2. Mô hình hồi quy tuyến tính tổng quát.
Phương pháp hồi quy cổđiển thường dùng cho biến phụ thuộc và biến độc lập là các biến định lượng. Còn phương pháp phân tích mô hình hồi quy tuyến tính tổng quát dùng được cho cả các biến độc lập là biến định lượng và định tính, trong đó các biến định tính đã được mã hoá thành các biến 0 – 1. Trước hết, ta dùng hồi quy tuyến tính cho đầy đủ các biến độc lập trong đó biến phụ thuộc là biến “tylesai”. Đối với nhân tố địa điểm, ta xét bốn khu vực là: Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ, miền núi (bao gồm khu vực Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên), miền Nam (bao gồm các tỉnh từ Quảng Bình trở vào). Như vậy nhân tố này có 4 mức, ta lấy nhóm các công trình thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ làm nhóm chứng và lập 3 biến giả tương ứng với 3 khu vực còn lại là biến “HaNoi” (ứng với khu vực Hà Nội), biến “MienNui” (ứng với khu vực miền núi), biến “MienNam” (ứng với khu vực miền Nam).
Đối với nhân tố đặc điểm công trình, vì chỉ có 2 nhóm công trình là loại công trình xây dựng và loại công trình cung cấp trang thiết bị nên chúng ta dùng 1 biến giả là biến “CTTThietbi” để mã hoá cho nhân tố này, với nhóm chứng bao gồm các công trình xây dựng (không cung cấp trang thiết bị). Đối với việc phân loại công trình theo chức năng sử dụng, ta dùng 3 biến giả tương ứng với các công trình xây
dựng trường học (biến “Truonghoc”), chung cư và văn phòng cho thuê (biến “Chungcu”), cơ sở hạ tầng (biến “CosoHT”) và lấy nhóm các công trình xây dựng trụ sở làm việc, nhà công vụ làm nhóm chứng.
Ngoài ra ta còn dùng 2 biến giả là biến “CTcolon” và biến “CTconho” để chỉ nhóm các công trình cỡ lớn (có vốn đầu tư trên 2,5 tỷđồng) và nhóm các công trình cỡ nhỏ (có vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng) để so sánh với nhóm chứng bao gồm các công trình cỡ vừa (có vốn đầu tư từ 500 triệu đồng đến 2,5 tỷđồng).
Các biến giả trên đây được dùng làm biến độc lập để đưa vào phương trình hồi quy của mô hình tuyến tính tổng quát. Kết quả tính toán ước lượng các hệ số hồi quy và xác suất ý nghĩa tương ứng được trình bày trong bảng 2.7.
Bảng 2.7. Kết quả phân tích theo mô hình hồi quy tuyến tính tổng quát