Nhà Trần có những biện pháp gì trong việc đắp đê phòng lụt?

Một phần của tài liệu GA Môn Lịch sử Lớp 4 cả năm 2012-213 (Trang 25)

- Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần về chiến thắng xâm lược Mông Nguyên:

19. Nhà Trần có những biện pháp gì trong việc đắp đê phòng lụt?

trong việc đắp đê phòng lụt?

quân Tống chết quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp. Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hoà để mở lối thoát cho giặc, Quách Quý vội vàng chấp nhận và hạ lệnh cho quân rút về nước. Nền độc lập nước Đại Việt giữ vững.

- - Lập hà đê sứ.

- Năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn đến cửa biển. - Khi có lũ, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê, nhà vua có lúc trực tiếp chỉ huy việc đắp đê.

Lịch sử: KIỂM TRA CUỐI KÌ I

( ĐỀ DO BGH TRƯỜNG RA) ---***********---

Lịch sử: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN I.Mục tiêu :

- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần.

- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ: Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.

II.Chuẩn bị :

PHT của HS.

Tranh minh hoạ như SGK nếu có .

III.Hoạt động trên lớp :

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1.Ổn định:

Cho HS hát .

2.KTBC :

-Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược quân Mông-Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào ?

-Khi giặc Mông –Nguyên vào Thăng Long vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc ?

-GV nhận xét , ghi điểm .

3.Bài mới :

a.Giới thiệu bài: Giơí thiệu và ghi tựa. b.Phát triển bài:

* Hoạt động nhóm :

GV phát PHT cho các nhóm. Nội dung của phiếu:

Vào giữa thế kỉ XIV :

+Vua quan nhà Trần sống như thế nào ?

-Cả lớp hát .

-HS trả lời câu hỏi . -HS nhận xét .

-HS nghe.

-HS các nhóm thảo luận và cử người trình bày kết quả .

-Các nhóm khác nhận xét,bổ sung .

Tuần 18

+Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao? +Cuộc sống của nhân dân như thế nào ?

+Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao ?

+Nguy cơ ngoại xâm như thế nào ? -GV nhận xét,kết luận .

-GV cho 1 HS nêu khái quát tình hình của đất nước ta cuối thời Trần.

*Hoạt động cả lớp :

-GV tổ chức cho HS thảo luận 3 câu hỏi : +Hồ Quý Ly là người như thế nào ? +Ông đã làm gì ?

+Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không ? Vì sao ?

-GV cho HS dựa vào SGK để trả lời :Hành động truất quyền vua là hợp lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi và Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ.

4.Củng cố :

-GV cho HS đọc phần bài học trong SGK.

-Trình bày những biểu hiện suy tàn của nhà Trần?

-Triều Hồ thay triều Trần có hợp lịch sử không? Vì sao ?

5.Tổng kết - Dặn dò:

-Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài : “ Chiến thắng Chi Lăng”.

-Nhận xét tiết học .

-1 HS nêu.

-HS trả lời.

+Là quan đại thần của nhà Trần.

+Ông đã thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tài, đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân .Quy định lại số ruộng đất, nô tì của quan lại quý tộc, nếu thừa phải nộp cho nhà nước.Những năm có nạn đói, nhà giàu buộc phải bán thóc và tổ chức nơi chữa bệnh cho nhân dân .

-HS thảo luận và trả lời câu hỏi. -HS khác nhận xét, bổ sung .

-3 HS đọc bài học. -HS trả lời câu hỏi.

-HS cả lớp.

Lịch sử: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG I.Mục tiêu :

* Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn. (Lê Lợi) - Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng.

- Diễn biến trận Chi Lăng. - Ý nghĩa trận Chi Lăng.

* Nêu các mẫu chuyện khác về Lê Lợi.

-Ý nghĩa quyết định của trận Chi đối với thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.

II.Chuẩn bị :

-Hình trong SGK phóng to. -PHT của HS .

-GV sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Lê Lợi.

III.Hoạt động trên lớp :

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1.Ổn định:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2.KTBC :

GV cho HS đọc bài : “Nước ta cuối thời Trần.”

-GV ghi điểm.

3.Bài mới :

a.Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu.

b.Phát triển bài : *Hoạt động cả lớp:

-GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng: Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407).Dưới ách đô hộ của nhà Minh ,nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng .

Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn (Thanh Hóa), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước. Năm 1426, quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây ở Đông Quan (Thăng Long).Vương Thông, tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ ,một mặt xin hòa, mặt khác bí mật sai người về nước xin quân cứu viện. Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn.

*Hoạt động cả lớp :

GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK và đọc các thông tin trong bài để thấy đựơc khung cảnh của ải Chi Lăng .

GV nhận xét và cho HS mô tả ải Chi Lăng.Sau đó GV kết ý.

* Hoạt động nhóm:

Để giúp HS thuật lại trận Chi Lăng, GV đưa ra các câu hỏi cho các em thảo luận nhóm : +Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào ?

+Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta ?

+Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao?

+Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào?

-GV cho 1 HS khá trình bày lại diễn biến của trận Chi Lăng.

-GV nhận xét,kết luận.

-HS đọc bài và trả lời câu hỏi . -HS nhận xét .

-HS cả lớp lắng nghe GV trình bày .

-HS quan sát lược đồ và đọc SGK.

-HS mô tả .

-HS dựa vào dàn ý trên để thảo luận nhóm.

-Đại diện các nhóm thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng .

-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* Hoạt động cả lớp :

-GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận để HS nắm được tài thao lược của quân ta và kết quả, ý nghĩa của trận Chi Lăng .

+Trong trận Chi Lăng ,nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ?

+Sau trận chi Lăng ,thái độ của quân Minh ra sao ?

-GV tổ chức cho HS trao đổi để thống nhất và kết luận như trong SGK.

4.Củng cố :

-GV tổ chức cho HS cả lớùp giới thiệu về

những tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng Lê Lợi.

-Cho HS đọc bài ở trong khung . 5.Tổng kết - Dặn dò:

-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau : “Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nướcâ”.

-Nhận xét tiết học .

-HS cả lớp thảo luận và trả lời .

-Biết dựa vào địa hình để bày binh, bố trận , dụ địch có đường vào ải mà không có đường ra khiến chúng đại bại.

-HS kể.

-3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi .

-HS cả lớp .

Lịch sử: NHÀ HẬU LÊ

Một phần của tài liệu GA Môn Lịch sử Lớp 4 cả năm 2012-213 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w