CỦA MỘT SỐ NƯỚC
1. Theo kế toán Mỹ:
Chi phí được định nghĩa như một khoản hao phí bỏ ra để thu được của cải hoặc dịch vụ. Khoản chi phí này có thể là tiền mặt chi ra, dịch vụ hoàn thành,... được đánh giá căn cứ trên tiền mặt.
Chi phí được phân chia thành hai loại chính: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất, trong đó chi phí sản xuất (hay còn gọi là chi phí sản phẩm) là những chi phí được gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua mới.
*Chi phí sản xuất bao gồm 3 bộ phận: - Chi phí vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung trong pham vi phân xưởng.
*Chi phí ngoài sản xuất bao gồm: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung. Đây là các khoản được xem là làm giảm lợi tức của một thời kỳ nào đó chứ không tạo ra giá trị sản phẩm nên được khấu trừ ra lợi tức của một thời kỳ mà chung phát sinh. Khoản chi phí này được gọi là chi phí thời kỳ.
Theo kế toán Mỹ thì tập hợp chi phí theo hệ thộng KKTX cũng tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên của kế toán Việt Nam.
2. Theo kế toán Pháp:
Chi phí được hiểu là toàn bộ só tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. Thuộc về chi phí bao gồm:
-Tiền mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ SXKD. -Tiền thuê người làm.
-Khấu hao BĐS và các chi phí khác phát sinh trong hoạt động SXKD.
*Chi phí được chia làm 3 loại:
- Chi phí kinh doanh thường: chi phí để sản xuất sản phẩm , kinh doanh dịch vụ và bán hàng hoá.
- Chi phí chi phí tài chính: chi phí cho những hoạt động kinh doanh về vốn.
- Chi phí bất thường: Những khoản chi phí phát sinh ngoài dự kiến. Như vậy, có thể thấy tuy hệ thống kế toán của các nước có sự khác nhau về nội dung của chi phí song thống nhất với nhau về bản chất chi phí. Về trình tự tập hợp chi phí nhìn chung là không có sự khác biệt đáng kể giữa hệ thống kế toán của các nước