Từ những phân tích ưu nhược điểm ở chương 1 ta rút ra như sau:
Phương án 1:
Máy giặt có kết cấu nhỏ gọn. Tuy nhiên thiết kế kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi độ
chính xác cao như ổ bi chịu tải trọng lớn, khó làm cân bằng trục, vật liệu dùng toàn
Inox do đó giá thành chế tạo cao
Phương án 2:
Máy có kết cấu đơn giản, sử dụng bộ truyền động đai 2 cấp được thiết kế một
bên làm cho máy nhỏ gọn hơn, giúp người vận hành ít bị tai nan lao động
Với việc thiết kế một cửa phù hợp với năng suất 50kg/lần giặt, giảm được chi
phí vật liệu
Phương án 3:
Kết cấu cồng kềnh, với việc sử dụng đai hai cấp hai bên sẽ dẫn tới những khuyết điểm sau: + Kết cấu máy cồng kếnh, việc bố trí các thiết bị phụ khác khó, độ an toàn không cao
+ Với bộ truyền động đai hai bên sẽ làm cho tốn kém cho quá trình thay dây đai phải đồng bộ. Vì nếu như một bên dây đai bị nhão sẽ kéo theo bên kia bị không đảm bảo ổn định khi truyền động, hay xảy ra hiện tượng trượt đai dẫn đến quá trình đảo chiều quay của lồng không được đảm bảo.
Kết luận : Từ những phân tích trên ta lựa chọn phương án 2 để thiết kế kỹ thuật
Chương 3: THIẾT KẾ KỸ THUẬT MÁY GIẶT CÔNG NGHIỆP 3.1.Cơ sơ thiết kế:
Từ những phân tích trên ta thấy chỉ có kết cấu máy theo kiểu lồng ngang một cửa
mở trên là ưu điểm và hợp lý nhất cho phương thức giặt công nghiệp
Dựa trên cơ sở thùng nằm ngang, các yếu tố yêu cầu năng suất, công suất thiết kế, đạt độ đồng đều cao, sạch, kết cấu đơn giản, dễ thao tác, sửa chữa vào làm việc ổn định…