V. NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA HIỆN TƯỢNG GIAO THOA HAI CHÙM TIA 1 Kiểm tra phẩm chất các mặt quang học.
TRỌNG TÂM ÔN TẬP
***&&&***
1. Thế nào là hai nguồn kết hợp, khái niệm về giao thoa, điều kiện để quan sát giao thoa, điều kiện để quan sát những điểm có cường độ sáng cực đại và cực tiểu.
2. Vị trí những vân giao thoa cực đại và cực tiểu bằng hai khe young, khoảng cách vân, độ dịch chuyển của vân trung tâm khi thay đổi bước sóng và chiết suất, nguyên tắc quan sát giao thoa không định xứ. 3. Thế nào là vân giao thoa cùng độ nghiêng, hiệu quang trình, sự tăng nửa bước sóng của tia phản xạ ở
mặt phân giới. Nơi quan sát giao thoa.
4. Thế nào là vân giao thoa cùng độ dày, sự định xứ của vân trên nêm và vân tròn Newton. Ðiều kiện về độ dày có các điểm dao động với biên độ cực đại và cực tiểu.
5. Nguyên tắc các máy giao thoa kế, ứng dụng của máy giao thoa kế Rayleigh đo chiết suất của bản thủy tinh và chiết suất của chất lỏng.
CÂU HỎI ĐIỀN THÊM***&&&*** ***&&&***
1. Hai dao động kết hợp là...
2. Ðiều kiện để quan sát giao thoa tại những điểm cường độ sáng cực tiểu qua hai khe Youth khi ánh sáng qua nhiều môi trường có chiết suất khác nhau là...
3. Khi tia sáng đến phản xạ trên mặt phân giới của môi trường chiết suất lớn hơn không khí... 4. Vân giao thoa cùng độ nghiêng định xứ tại...
5. Giao thoa có thể dùng để kiểm tra... với độ chính xác là 1/10 bước sóng. 6. Vân giao thoa quan sát trên các váng dầu mở gọi là...
7. Quĩ tích những điểm mà hiệu số khoảng cách đến hai nguồn s1, s2... thì cường độ sáng đạt cực tiểu.
BÀI TẬP
***&&&***
PHÂN TÍCH NHỮNG CÂU PHÁT BIỂU ĐÚNG SAI***@@@*** ***@@@***
1. Vân giao thoa cùng độ nghiêng quan sát được trên mặt của các bản mỏng.
2. Khi thực hiện giao thoa của hai nguồn kết hợp, những điểm có cường độ sáng cực đại là khoảng cách đến nguồn sáng bằng số nguyên lần bước sóng.
3. Khi thực hiện giao thoa bằng 2 khe, khoảng cách hai vân sáng liên tiếp của ánh sáng đỏ nhỏ hơn khoảng cách hai vân sáng liên tiếp của ánh sáng màu tím.
4. Có thể thực hiện giao thoa bằng ánh sáng đơn sắc với nguồn có kích thước lớn.
5. Bán kính của các vân tối Newton tăng tỷ lệ nghịch với căn bậc hai của các số nguyên liên tiếp. 6. Vân giao thoa cho bởi khe young là vân định xứ trên màn.
7. Thí nghiệm giao thoa của khe young trong môi trường nước thì vân trung tâm sẽ bị lệch đi so với khi thực hiện trong không khí.
8. Bước sóng đỏ có khoảng vân lớn hơn bước sóng tím.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM***&&&*** ***&&&***
6. Ðiều kiện để quan sát giao thoa là:
a) Có sự gặp nhau của các dao động sáng cùng phương. b) Có sự gặp nhau của các dao động sáng cùng bước sóng.
c) Có sự gặp nhau của các dao động sáng mà hiệu số pha không đổi. d) Câu a và câu c là đúng.
e) Câu a, câu b và câu c là đúng.
7. Một nêm không khí cho giao thoa có khoảng cách 2 vân sáng liên tiếp là 2 mm. Nếu tăng góc nêm lên 2 lần và giảm bước sóng ánh sáng xuống gấp đôi thì khoảng cách hai vân sáng liên tiếp là:
a) 0,5mm b) 1mm c) 2mm
d) 4 mm e) 8mm
8. Bán kính chính khúc mặt cong của thấu kính sử dụng là 15m. Bước sóng đơn sắc có giá trị không đổi. Vân tròn tối Newton thứ 9 có bán kính trên màn quan sát là 12mm. Vậy vân tối Newton thứ 16 có bán kính trên màn quan sát là:
a) 9mm b) 16mm c) 3mm
d) 27mm e) 64/3 mm
9. Một nêm không khí cho giao thoa định xứ. Nếu chiết suất của chất làm nêm lên 2 lần, và giảm bước sóng ánh sáng xuống gấp đôi thì khoảng cách hai vân sáng liên tiếp là so với lúc đầu:
a) không đổi b) tăng 4/3 lần c) giảm 4 lần d) tăng 2 lần e) giảm 2 lần