2 Nhóm các giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch:

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phát triển Du lịch quốc tế của Việt Nam và các giải pháp đẩy mạnh du lịch quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới (Trang 29)

- Đề nghị ngành Du lịch tổ chức các đoàn famtrip, presstrip đến thẳng một số thị trường trọng điểm như Nga, Nhật, Hàn Quốc… thúc đẩy tham gia các hội

30

chợ du lịch quốc tế, các doanh nghiệp liên kết, thúc đẩy có chương trình khuyến mại kích cầu du lịch.

- Cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đặc thù, gắn với nguồn tài nguyên và tiềm năng sẵn có trong nước để tạo ra những sản phẩm du lịch riêng, đậm đà bản sắc dân tộc; qua đó tăng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của các sản phẩm mang thương hiệu du lịch Việt.

- Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng vùng, quốc gia có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế: tăng cường nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm; khuyến khích sản phẩm mới có tính chiến lược; hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch vùng, thương hiệu quốc gia, sản phẩm đặc trưng; liên kết khai thác giá trị văn hóa, sinh thái và những tài nguyên du lịch nổi bật của vùng, quốc gia.

3.3. Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch:

- Thành lập nhóm công tác nghiên cứu thị trường, phân đoạn các thị trường mục tiêu, Mục tiêu thành lập nhóm công tác nhằm kết nối hoạt động của các cơ quan quản lư nhà nước về du lịch với các doanh nghiệp, địa phương đón khách du lịch cũng như với các chuyên gia, nhà nghiên cứu về du lịch để trao đổi thông tin, nghiên cứu phát triển sản phẩm và đề xuất, tư vấn các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút khách du lịch. Hỗ trợ về tài chính, liên kết, tập trung nguồn lực trong và ngoài nước cho xúc tiến quảng bá tại thị trường trọng điểm.

- Tham gia chương trình, hội chợ, sự kiện du lịch thường niên, quảng bá những thương hiệu mạnh theo phân đoạn thị trường trọng điểm; hình thành các kênh quảng bá toàn cầu đối với những thị trường trọng điểm (văn phòng đại điện du lịch, thông tin đại chúng toàn cầu); chiến dịch quảng bá tại các thị trường trọng điểm.

- Tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch thường niên, các sự kiện giao lưu văn hóa, du lịch.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền và giáo dục cộng đồng nhằm tạo cho du khách ấn tượng tốt đẹp khi đến thăm Việt Nam (giữ gìn vệ sinh môi trường, thân

31

thiện, giúp đỡ du khách khi có yêu cầu…). Đây cũng là yêu cầu chung tại các điểm du lịch nhưng đặc biệt quan trọng đối với khách du lịch.

- Xây dựng hệ thống chỉ dẫn và biển báo du lịch bằng các loại tiếng khác nhau tại các trung tâm du lịch lớn và các điểm đến khách du lịch ưu thích.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phát triển Du lịch quốc tế của Việt Nam và các giải pháp đẩy mạnh du lịch quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới (Trang 29)