1. 3 Tình hình dân cư kinh tế xã hội khu vực
4.2. Nhận xét-kết luận
4.2.1. Về hƣớng quy hoạch hồ Tây trong tƣơng lai
Quy hoạch môi trường là xác định các mục tiêu mong muốn đối với môi trường tự nhiên bao gồm mục tiêu kinh tế - xã hội và tạo ra các chương trình, quy hoạch, quản lý để đạt được các mục tiêu đó. Những vấn đề trong quy hoạch môi trường bao gồm sử dụng đất, giao thông vận tải, lao động, sức khoẻ, các trung tâm, thị xã mới, dân số, chính sách mới của nhà nước về định cư, các vấn đề về nhà ở, công nghiệp, phát triển đô thị, chính sách môi trường đối với quốc gia, vùng đô thị... các vấn đề về ô nhiễm và đánh giá tác động môi trường
Ý nghĩa của quy hoạch môi trường trong giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Từ những năm cuối thập kỷ 60, con người đã bắt đầu nhận thức về những tác động huỷ hoại do chính các hoạt động phát triển của con người gây ra đối với môi trường sống của mình. Sự quan tâm đến vấn đề môi trường ngày một tăng làm xuất hiện sự cần thiết phải xem xét một cách hệ thống những ảnh hưởng tới môi trường, tiến hành xây dựng một hệ thống những biện pháp tổng thể nhằm bảo vệ môi trường. QHMT là một công cụ quan trọng có quan hệ chặt chẽ với các công cụ khác trong hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Từ hiện trạng khu vực hồ Tây đang bị xâm lấn sử dụng trái phép và qua dự báo về xu hướng chất lượng nước cùng môi trường quanh hồ Tây như trên có thể có một số đề xuất cho khu vực hồ Tây góp phần việc quản lý khai thác và sử nguồn tài nguyên hồ một cách hợp lý và bền vững hơn.
Quy hoạch không gian bảo vệ và phát triển môi trường khu vực Hồ Tây phải đạt mức độ phù hợp cao trong khai thác sử dụng đất đai trên cơ sở sinh thái và bảo vệ vùng hồ. Nguyên tắc này giúp cho việc khai thác một cách hiệu quả các điều kiện tự nhiên và xã hội vốn có ở vùng hồ để gắn kết nhiệm vụ bảo vệ môi trường và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội.
Việc khai thác và sử dụng tài nguyên vùng hồ, và việc đổ chất thải vào mỗi khu vực quanh hồ sao cho chúng nằm trong khả năng chịu đựng của môi trường, kiểm soát khai thác tài nguyên, phù hợp với điều kiện tự nhiên, yêu cầu và nhu cầu phát triển của mỗi vùng mỗi chức năng, thông qua chính sách, pháp luật và các biện pháp kiểm soát giám sát.
Quy hoạch đảm bảo đáp ứng sự phát triển, không mâu thuẫn với các dự kiến phát triển không cản trở lẫn nhau, các tác động tới hệ sinh thái, môi trường và con người là chấp nhận được.
Lưu giữ các truyền thống lâu đời của các vùng hồ, nhất là các di tích lịch sử, văn hoá xã hội, làng nghề. Và bố trí các loại hình kinh tế - xã hội của vùng hồ đối với Luật bảo vệ môi trường.
Cần có những biện pháp tổ chức thực hiện đúng Luật Bảo vệ môi trường, đặc biệt cần có những quy định cụ thể riêng cho khu vực Hồ Tây để bảo vệ sự trong sạch mặt nước và vùng bờ hồ.
Thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch kè hồ, quy hoạch chi tiết khu vực Hồ Tây để quản lý tốt quy hoạch xây dựng.
Tôn tạo và gìn giữ các di tích lịch sử, văn hoá truyền thống trong khu vực để Hồ Tây trở thành một điểm du lịch văn hoá.
Nghiêm cấm lấn chiếm lòng hồ
Xây dựng hệ thống đê kè, trồng cây xanh xung quanh hồ
Hoàn thiện hệ thống thoát nước, xử lý triệt để nước thải hồ trước khi đổ vào hồ, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
Tiếp tục nuôi cá và thuỷ hải sản một cách hợp lý nhằm làm sạch nước hồ. Định kỳ nạo vét lòng hồ, ưu tiên khu vực ven hồ và khu vực gần dân cư. Đặc biệt là khu vực của các cống thoát nước thải, khu vực gần đường Thanh Niên, công viên Lý Tự Trọng.
Tổ chức quan trắc chất lượng nước thường xuyên, nghiêm ngặt.
Cần tiếp tục nghiên cứu hơn nữa nhằm hoàn thiện quy hoạch môi trường khu vực Hồ Tây. nhằm bảo vệ tốt hơn đối với nguồn nước hồ Tây.
4.2.2. Nhận xét về chất lƣợng nƣớc hồ Tây thông qua mô hình
Lấy tiêu chuẩn chất lượng nước TCVN 5942-1995 so sánh với kết quả mô hình có thể thấy rằng nhìn chung nước Hồ Tây thỏa mãn yêu cầu chất lượng nước nguồn dùng cấp nước sinh hoạt (nhưng phải qua xử lý).
Hàm lượng Amoniac và Nitrate. và DO, nhìn chung nồng độ các chất đều thoả mãn so với TCVN 5942-1995 điều này thể hiện nước hồ Tây qua phân tích các mẫu đến ngày nay vẫn đạt tiêu chuẩn cho phép, nó thể hiện khả năng tự làm sạch của hồ rất lớn. Có được điều này do diện tích hồ lớn, không gian thoáng đãng sự khuấy trộn, pha loãng, hoà tan oxy tốt.
Tuy nhiên qua phân tích chạy mô hình trong một năm thì thấy chất lượng nước hồ có thời gian trong năm thỏa mãn, có thời gian trong năm không thoả mãn thường vào các tháng mùa khô khi lưu lượng nước trong hồ giảm xuống, lượng nước thải đổ xuống vẫn không thay đổi nhiều nên khả năng pha loãng nước hồ giảm đi dẫn đến nồng độ chất bẩn tăng lên. Có một số vị trí gần các cửa xả nước thải chất lượng nước hồ không thoả mãn tiêu chuẩn có vị trí đạt tiêu chuẩn quanh năm, có vị trí không thỏa mãn quanh năm. Vì vậy nếu cứ để tình trạng xả nước thải xuống hồ và không có sự quản lý thì số điểm có nồng độ các chất vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ tăng lên rất nhiều và dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước hồ không chỉ trong mùa khô mà còn cả mùa mưa.
Nếu so sánh nồng độ các chất trên với tiêu chuẩn về quản lý chất lượng của nguồn nước nhằm mục đích bảo vệ đời sống thuỷ sinh. TCVN 6774:2000. Thì thấy hầu hết các điểm hàm lượng Amoniac, Nitơrat đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Cũng đúng với các số liệu quan trắc gần đây của các cơ quan quản lý, và các bài viết về hiện trạng hồ Tây cũng nêu lên một thực trạng đáng lo ngại về hàm lượng Nitơrit và Nitơrat trong nước hồ. Biểu hiện của hàm lượng Nitơ có trong hồ thể hiện nước hồ
đang có xu hướng bị ô nhiễm do các chất hữu cơ cao, hàm lượng chất hữu cơ cao có khả năng dẫn đến tình trạng phú dưỡng trong hồ gây bồi lắng lòng hồ. Do đặc thù hồ Tây là hồ nuôi cá nên cần so sánh và đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng nước phục vụ cho việc nuôi trồng thuỷ sản.
Về hàm lượng tổng phốt phat, TCVN 5942 - 1995 không quy định, nhưng theo tiêu chuẩn Châu Âu (Frederick W. Pontius (technical editor), 1990) thì cao gấp khoảng 2,5 lần ngưỡng đề xuất (là 0.031mg/l) và thấp hơn ngưỡng cực đại cho phép (là 3.875mg/l).
Về hàm lượng COD, theo các kết quả lấy mẫu phân tích thì nồng độ COD đạt tới giá trị trên dưới 40mg/l, tuy nhiên với giá trị điều kiện ban đầu này của COD chỉ sau khoảng 1 tuần là nồng độ COD trong nước giảm xuống rất nhiều. Nồng độ COD lớn hơn 10mg/l chỉ là những diện tích nhỏ cục bộ xung quanh các điểm thải nước thải vào hồ. Về tiêu chuẩn COD nhìn chung đạt tiêu chuẩn cho phép trên toàn bộ hồ.
Mô hình thủy lực-chất lượng nước hồ Tây bằng phần mềm EFDC đã được xây dựng tỷ mỷ sẵn sàng chạy cho mọi trường hợp với các sự thay đổi về lưu lượng nước thải và chất lượng nước thải theo thời gian và theo không gian phục vụ đắc lực cho việc đánh giá chất lượng nước hồ Tây với các kịch bản khác nhau, đặc biệt là đánh giá hiệu quả của các phương án xử lý nước thải trước khi xả vào hồ Tây khác nhau nhằm đạt được các mục đích về chất lượng nước theo các nhu cầu sử dụng khác nhau.
Mô hình được chạy với các thông số khí tượng năm 2004 theo giá trị trung bình tháng. Chính vì vậy kết quả mô hình có tính chất trung bình theo thời gian tháng. Trong khi đó bước thời gian chạy mô hình là 5 giây, ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng, đặc biệt là gió và bức xạ mặt trời lại có tác động trong khoảng thời gian rất ngắn trong một ngày. Gió và nhiệt độ có tác động lớn đến độ ôxy hoà tan (độ ôxy hoà tan ảnh hưởng đến hàng loạt các yếu tố chất lượng khác như COD, lục
tảo...). Vì vậy mô hình với các yếu tố khí tượng theo bước thời gian ngắn (từng giờ chẳng hạn) sẽ cho bức tranh về chất lượng nước hồ Tây chi tiết hơn.
Mô hình chi tiết chất lượng nước hồ Tây theo các yếu tố khí tượng trong khoảng thời gian nhỏ cũng chỉ có thể cho kết quả chi tiết hơn nếu lưu lượng dòng thải vào hồ Tây được cho theo bước thời gian ngắn (hàng ngày). Vì vậy trong tương lai cần điều tra quan trắc các nguồn thải vào hồ Tây theo lưu lượng và chất lượng một cách chi tiết theo thời gian.
Với các số liệu hiện có về thủy lực (địa hình lòng hồ và mực nước hồ theo thời gian) và chất lượng nước hồ theo thời gian không cho phép tiến hành chỉnh lý mô hình thủy lực và chất lượng nước. Kết quả mô hình có thể xem là kết quả có tính chất trung bình theo khoảng thời gian dài phục vụ quản lý chất lượng nước hồ Tây cho thời gian trung hạn.
Để xác định hiện trạng môi trường Hà Nội nói chung và hồ Tây nói riêng, diễn biến xu hướng biến đổi chất lượng nước của hồ Tây. Luận văn đã sử dụng mô hình EFDC phân tích diễn biến nước hồ trong thời gian một năm để nghiên cứu chất lượng nước hồ Tây. Trên cơ sở đó, luận văn đã hoàn thành mục tiêu đặt ra là: Cho ra kết quả chất lượng nước dự báo trong một năm, Diễn biến chất lượng nước các mùa trong năm. Tại các vị trí khác nhau trên diện tích hồ có những chất lượng môi trường khác nhau. Cho biết tuổi của nước trên từng diện tích mặt hồ. Mô phỏng trường dòng chảy hồ Tây dựa trên các yếu tố thuỷ lực và thuỷ văn. Mô phỏng quá trình lan truyền chất bẩn theo dòng chảy tại các cống xả thải.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đề tài vẫn còn những vấn đề tồn tại và hạn chế có thể việc dự báo phân tích chưa sát với thực tế và kết quả diễn biến chất lượng nước chỉ dự báo cho một năm là khoảng thời gian chưa phải dài. Những hạn chế này có thể khắc phục được nếu có đầy đủ các số số liệu quan trắc chất lượng nước, mức độ ô nhiễm của nước thải ở các cống thải. Hoặc là những số liệu này có thể chưa chính xác một cách tuyệt đối vì mô hình này mang tính chất dự báo. Vì
vậy cần có một thời gian nghiên cứu lớn hơn, cộng với sự đầu tư kinh tế thích hợp sẽ có kết quả tốt.
Việc chạy mô hình và dự báo kết quả chất lượng nước hồ Tây và những sông hồ nói chung thực tế đã cho những kết quả rất tốt và chính xác. Nó sẽ dự báo giúp cho chúng ta xác định các xu hướng diễn biến mà không phải trải qua thời gian thực tế lâu dài, hoặc phải trả giá vì những tác động ô nhiễm và suy thoái nguồn nước sẽ xảy ra trong tương lai. Nó có thể dự báo gần đúng xu hướng biến đổi chất lượng nước theo các phương án giả định khác nhau. Ngoài ra việc chạy mô hình có thể biết được chất lượng nước ở một điểm bất kỳ trên hồ mà không cần thiết phải đo trực tiếp tại điểm đó, nhất là đối với các hồ có diện tích rộng như hồ Tây.
4.2.3. Một số kết luận
Hồ Tây có vị trí rất quan trọng trong đời sống văn hoá, truyền thống lịch sử của thủ đô Hà Nội. Bảo vệ môi trường Hồ Tây là công việc cần thiết và cấp bách, cần được sự quan tâm đầy đủ, thoả đáng của các ngành, các cấp và nhân dân thủ Đô.
Nếu ta chỉ quan tâm đến những giá trị thu được hôm nay mà không tính đến những hậu quả ô nhiễm mai sau thì cái giá phải trả cho việc phải xử lý phục hồi lại trạng thái chất lượng môi trường là rất cao. Việc sử dụng mô hình dự báo dựa trên các số liệu phân tích đầu vào nếu được đầu tư và nghiên cứu sâu hơn, với số liệu phân tích về hồ Tây đầy đủ và cập nhật tốt hơn bước chạy thời gian không phải là một năm mà lớn hơn có thể là năm năm, mười năm hoặc lâu hơn nữa, sẽ giúp cho chúng ta thấy được kịch bản tương lai của hồ Tây sẽ tránh được cái giá phải trả cho sự ô nhiễm.
Trong những năm vừa qua với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội cao của Hà Nội Hồ Tây đã bị ô nhiễm nhiều. Việc ngăn chặn gia tăng ô nhiễm và xử lý ô nhiễm nước hồ đã được nhiều cơ quan nghiên cứu điều tra, khảo sát và đưa ra nhiều phương án khác nhau. Qua phân tích, đánh giá thông qua việc sử dụng mô hình cho thấy chất lượng nước hồ Tây hiện nay chưa đến mức quá báo động nhưng dự báo
với tình hình xâm phạm lưu vực hồ như hiện nay, tình trạng xả rác thải nước thải, tình trạng khai thác hồ không hợp lý có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của hồ. Vì vậy cần có những giải pháp về quản lý môi trường.
Để góp phần Bảo vệ Môi trường Hà Nội nói chung và Hồ Tây nói riêng, luận văn đã sử dụng mô hình EFDC đánh giá chất lượng nước, quá trình lành sạch nước hồ, để nghiên cứu chất lượng nước hồ Tây. Trên cơ sở đó, luận văn đã hoàn thành mục tiêu đặt ra:
- Thống kê tập hợp các số liệu phân tích về hồ Tây.
- Mô phỏng trường dòng chảy hồ Tây dựa trên các yếu tố thuỷ lực và thuỷ văn, xác định diện tích và độ sâu tại các điểm trong hồ.
- Mô phỏng chất lượng nước hồ thông qua quá trình làm sạch dựa trên các kết quả quan trắc chất lượng nước và thuỷ văn được thực hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau.
- Đưa ra các kết quả chạy mô hình dự báo chất lượng nước hồ Tây trong sau một năm chạy mô hình.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đề tài vẫn còn những vấn đề tồn tại và hạn chế. Mặc dù tác giả đã nghiên cứu nhưng chưa mô phỏng được chất lượng nước hồ qua quá trình lan truyền ô nhiễm từ các cống thải. Các kết quả tính toán vẫn còn hạn chế, lý do là thiếu các số liệu quan trắc chất lượng nước và mức độ ô nhiễm của nước thải ở các cống thải chưa được thống kê hết, hoặc là những số liệu này chưa chính xác, hoặc chưa đầy đủ. Ngoài ra áp dụng mô hình này vào thực tế còn có các yếu tố khác gây ảnh hưởng như quá trình nuôi trồng thuỷ sản, các hoạt động văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng xung quanh hồ chưa được đưa vào điều kiện biên của phần mềm EFDC trong quá trình xử lý dữ liệu đầu vào cũng có thể ảnh hưởng một phần lớn đến kết quả việc chay mô hình.
Để kết quả nghiên cứu này có thể xem xét đưa vào áp dụng trên thực tế, cần nghiên cứu đánh giá, phân tích thống kê, cập nhập một cách toàn diện các số liệu
hiện tại về hồ Tây, và chạy mô hình với bước thời gian nhỏ có sự kiểm nghiệm thực tế sau đó sẽ chạy với bước thời gian lớn hơn nhiều.
Kết quả nghiên cứu này có thể xem xét đưa vào áp dụng trên thực tế nếu dữ liệu đầu vào được phân tích chính xác tỉ mỉ và đầy đủ hơn, nhất là đối với số liệu về nguồn nước thải vào hồ. sẽ cho ra một kết quả dự báo tương lại đúng của hồ Tây.